Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chất lượng sống cho đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang

Minh Thu - 10:12, 24/03/2025

Qua gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống cho đồng bào các DTTS tỉnh Hà Giang. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển đáng kể.

Gieo mầm xanh trên cao nguyên đá (Ảnh minh họa).
Gieo mầm xanh trên cao nguyên đá (Ảnh minh họa).

Vùng cao chuyển mình

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Viên Quang Chương, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ cho biết: Trong giai đoạn 2021 - 2024, huyện được phân bổ trên 200 tỷ đồng thực hiện nội dung các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Qua đó, địa phương đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 31 công trình giao thông; 29 công trình giáo dục; 13 công trình điện sinh hoạt; 9 công trình nhà văn hóa thôn; 4 công trình chợ dân sinh; 4 công trình thủy lợi cấp nước sinh hoạt; 167 nhà ở cho hộ nghèo và nhiều cơ sở hạ tầng khác... Huyện đã hỗ trợ thực hiện 9 dự án về trang thiết bị giáo dục, văn hóa, y tế, truyền thông trên nhiều lĩnh vực; hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng tham gia các dự án sinh kế, với tổng kinh phí trên 165 tỷ đồng...

Đồng bào các DTTS đón nhận chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước bằng sự đồng thuận, từ đó cũng ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội, tích cực chủ động hơn trong xây dựng cuộc sống và có nhiều đóng góp hơn cho cộng đồng”.

Ông Viên Quang Chương Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ

Tại huyện Mèo Vạc, nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện. Các nội dung, dự án thành phần của chương trình đã đi sâu và bao phủ hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay của đồng bào DTTS như đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, từng bước đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận đồng bào DTTS.

Như gia đình ông Vàng Nỏ Lúa, ở thôn Nia Do, xã Giàng Chu Phìn, năm 2023 được hỗ trợ 44 triệu đồng để xây dựng nhà ở. Ông vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và nhờ bà con, họ hàng giúp ngày công, vật tư để xây căn nhà mới rộng rãi, khang trang.

Bên cạnh việc hỗ trợ đồng bào DTTS về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chính quyền xã Giàng Chu Phìn đã thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn tại thôn Tràng Hương với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng. Hỗ trợ người dân mua sắm công cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 81 hộ; xây dựng 2 nhà văn hóa cộng đồng thôn... Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ, xã Giàng Chu Phìn được đánh giá là địa phương tiêu biểu trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG của huyện Mèo Vạc. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm bình quân từ 3-4%%/năm.

Chính sách dân tộc gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Hà Giang đã mang lại những kết quả tích cực cho người dân (Ảnh minh họa).
Chính sách dân tộc gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Hà Giang đã mang lại những kết quả tích cực cho người dân (Ảnh minh họa).

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đồng bào với cộng đồng

Một trong những yéu tố quan trọng giúp tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp Nhân dân được tập trung thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Cán bộ, đảng viên và người dân đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại và tích cực, chủ động tham gia thực hiện Chương trình ở địa phương bằng những hoạt động cụ thể và thiết thực, đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Như chia sẻ của ông Viên Quang Chương, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ: “Đồng bào các DTTS đón nhận chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước bằng sự đồng thuận, từ đó cũng ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội, tích cực chủ động hơn trong xây dựng cuộc sống và có nhiều đóng góp hơn cho cộng đồng”.

Bày tỏ quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, đại diện lãnh đạo nhiều địa phương trong tỉnh Hà Giang cho biết: “Thời gian tới, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp sẽ tiếp tục tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các chương trình, đề án của Trung ương, của tỉnh và từ các nguồn lực xã hội hóa để ưu tiên thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Đồng thời, tích cực khuyến khích, hướng dẫn bà con sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào phát huy nội lực để tự vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Từng bước đưa vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển”.

Nhiều hộ dân xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn được ở trong căn nhà kiên cố nhờ những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước (Ảnh: My Ly).
Nhiều hộ dân xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn được ở trong căn nhà kiên cố nhờ những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước (Ảnh: My Ly).

Theo báo cáo của tỉnh Hà Giang, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, Chương trình MTQG 1719 đã huy động và phát huy được vai trò, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Qua gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS trên 4%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng trưởng khá và ổn định qua các năm, ước năm 2025 đạt 43,0 triệu đồng, tăng 44,2% so với năm 2020.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhìn lại những con số ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025

Nhìn lại những con số ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025 đã khép lại với nhiều con số ấn tượng, như: Hàng triệu lượt người tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật; có ngày ghi nhận 60.000 lượt người đến chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức; 1.200 đại biểu, học giả, trí thức Phật giáo đến từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự hội thảo quốc tế; gần 1.000 chư tôn đức tăng ni và các học giả, nhà nghiên cứu gửi bài tham luận; xác lập 5 kỷ lục Việt Nam...
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó Trưởng ban kiêm Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, để hoàn thành mục tiêu đề ra, các địa phương cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai bám sát kế hoạch đặt ra bảo đảm hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/10/2025.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Pháp luật - Ngọc Chí - 8 phút trước
Việc hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” do bà Nguyễn Thị Kim Thảo (đại diện doanh nghiệp K. Ngọc) và bà Y Phím không chỉ gói gọn trong địa bàn xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô mà còn lan rộng đến địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nơi có hơn 95% đồng bào DTTS sinh sống. Điều mà người dân mong muốn hiện nay là các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc quyết liệt để làm sáng tỏ vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, nhất là người đồng bào DTTS.
Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Kinh tế - Phương Linh - 12 phút trước
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển mạnh mẽ, công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại tỉnh Đồng Nai luôn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai đã đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 17 phút trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20 phút trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Huyện miền núi thứ hai ở Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm

Huyện miền núi thứ hai ở Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sau một thời gian gấp rút triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến thời điểm này, huyện Sơn Tây đã hoàn thành chương trình. Đây là huyện miền núi thứ hai của tỉnh Quảng Ngãi về đích Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhìn lại những con số ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025

Nhìn lại những con số ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 1 giờ trước
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025 đã khép lại với nhiều con số ấn tượng, như: Hàng triệu lượt người tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật; có ngày ghi nhận 60.000 lượt người đến chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức; 1.200 đại biểu, học giả, trí thức Phật giáo đến từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự hội thảo quốc tế; gần 1.000 chư tôn đức tăng ni và các học giả, nhà nghiên cứu gửi bài tham luận; xác lập 5 kỷ lục Việt Nam...

"Quà tháng 5 dâng Người" – Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ diễn ra nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2025) vào tối 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Cách ứng phó những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Cách ứng phó những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ, đi kèm nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Hiểu rõ để chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong giai đoạn này.
Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về tội mua bán người, mua bán trẻ em

Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về tội mua bán người, mua bán trẻ em

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về hành vi mua bán người, mua bán trẻ em, sau hơn 10 năm lẩn trốn.
Hà Giang: Hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 3.600 căn nhà trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hà Giang: Hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 3.600 căn nhà trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Vũ Mừng - 20:15, 11/05/2025
Ngày 11/5, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã tổ chức Phiên họp thứ 4, nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình và triển khai phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.