Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Hội Phụ nữ tiêu biểu người Cơ Tu

Xuân Hiền – Th.Phong - 04:55, 05/11/2023

Trẻ trung và năng động là những cảm nhận của chúng tôi khi gặp Yđêl Thị Mlát- một phụ nữ người dân tộc Cơ Tu. Yđêl Thị Mlát (sinh năm 1989) tại xã vùng biên giới A Nông (huyện Tây Giang, Quảng Nam) chị là một trong 6 Chủ tịch Hội LHPN cơ sở của Quảng Nam có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào phụ nữ được Trung ương Hội LHPN Việt Nam biểu dương trong chương trình biểu dương Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Những bông hoa tháng 10” tổ chức tháng 10 vừa qua tại Hà Nội.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng và Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Đặng Thị Lệ Thủy trao biểu trưng cho cá nhân được tuyên dương 80 gương mặt tiểu biểu, xuất sắc đại diện cho 275 Chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở trong toàn tỉnh Quảng Nam
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng và Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Đặng Thị Lệ Thủy trao biểu trưng cho cá nhân được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương Chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở xuất sắc trong toàn tỉnh Quảng Nam

Ở độ tuổi của Yđêl Thị Mlát, có những bạn bè đồng trang lứa làm mẹ của 4, 5 đứa con, thậm chí có cả những người còn lên chức bà do tảo hôn; tập tục lạc lậu còn tồn tại, đói nghèo còn đeo đuổi người dân nơi đây, khiến cho cuộc sống của đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa vốn đã chịu nhiều khắc nghiệt của thiên tai, dịch bệnh, lại càng khó khăn hơn.

Ở vùng cao Quảng Nam, người ta dễ dàng thấy trên mọi cung đường miền núi những phụ nữ Cơ Tu với chiếc gùi trên lưng. Đó là vật dụng gắn với họ ngay từ ngày còn nhỏ; những người phụ nữ Cơ Tu xốc vác nương rẫy, nuôi trâu bò, làm đủ mọi công chuyện để có cái ăn cho gia đình.

Trong gia đình truyền thống Cơ Tu, người đàn ông sẽ chỉ làm những việc lớn, nặng nhọc như dựng nhà, phát rẫy, săn bắt. Và những công việc này thường có tính chất mùa vụ. Dựng một ngôi nhà vừa xong, người đàn ông được phép nghỉ ngơi, uống rượu. Trong khi đó, người phụ nữ với quỹ thời gian một ngày gần như khép kín. Họ phải chăm lo mọi việc từ trồng trọt, thu hoạch, đến chăm sóc con, quét dọn, bếp núc…

Những sức ép vô hình đè lên vai họ, với vai trò không phải là trụ cột gia đình theo nhìn nhận của cộng đồng, nhưng lại gần như là không thể thiếu đối với một gia đình. Và họ lại không thể lựa chọn con đường khác, không được lựa chọn, không có quyền định đoạt bởi những điều mang tên tập tục.

Chị Yđêl Thị Mlát
Chị Yđêl Thị Mlát

Nhưng Yđêl Thị Mlát, 34 tuổi, người Cơ Tu, xã vùng biên giới A Nông (huyện Tây Giang) thì lại khác. Cô lựa chọn tiếp tục học lên trung cấp rồi cao đẳng, đại học ngay tại các lớp học được mở ở địa phương sau phổ thông. Không đủ điều kiện để xa nhà cho việc học, lựa chọn này hoàn toàn trở thành tối ưu với khát khao thay đổi thân phận của chính mình.

Mlát gắn với công việc của một cộng tác viên dân số vùng cao, với những cuộc vận động tuyên truyền liên quan đến phụ nữ, đều xuất phát từ chính bản thân là một người con của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì tiếng nói của một người trong cộng đồng, sẽ dễ dàng đến với cộng đồng làng, cũng là những người thân thuộc với Mlát.

Mlát chia sẻ, quãng thời gian làm công tác dân số chị thường xuyên đến từng hộ dân, tiếp cận với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người yếu thế để tuyên truyền cho họ về vai trò của phụ nữ trong gia đình, về chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình; ngoài ra từ những kiến thức chị tiếp cận được thông qua các lớp tập huấn chị còn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho chị em phụ nữ và người dân trong thôn, trong xã. Qua đó giúp họ nâng cao nhận thức về pháp luật, chấp hành pháp luật của Nhà nước, nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Từ những việc chị đã làm, những đóng góp cho cộng đồng, đã đủ để Mlát nhận được sự tín nhiệm của cộng đồng những người phụ nữ tại đây. Năm 2020, Mlát được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN xã A Nông. Điều đầu tiên MLát làm, chính là thành lập mô hình “Chi hội Phụ nữ nói không với tảo hôn” tại A Nông. Ký ức về những người bạn của mình, vừa 17 -18 tuổi đã bị cha mẹ bắt phải cưới gả, rồi làm mẹ, làm vợ luôn ám ảnh chị.


Truyền thông về
Truyền thông về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho thấy, giai đoạn 2010 - 2015, các huyện miền núi có 1.534 trường hợp tảo hôn, cùng 101 trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Nhưng may thay, sau những nỗ lực của chính quyền, sự giúp sức và từ chính những tổ chức hội ở cơ sở, giai đoạn 2015 - 2020, số liệu tảo hôn giảm còn 830 trường hợp và hôn nhân cận huyết thống còn 31 trường hợp. Chúng tôi tin trong những con số đang giảm đi mỗi ngày này, có những bước chân mặc kệ sớm hôm đi đến nơi xa xôi của Yđêl Thị Mlát.

Năm 2021, Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025” tiếp tục được triển khai.

Với mục tiêu cụ thể là phấn đấu giảm bình quân mỗi năm 3 - 5% số cặp tảo hôn và 5 - 7% số cặp kết hôn cận huyết thống để đến năm 2025, cơ bản đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các huyện miền núi. Để thực hiện được mục tiêu này, phải có trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là ở cơ sở xã, thôn, nóc phải được tiếp tục tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng vận động tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Cuộc sống của đồng bào Cơ Tu ở A Nông ngày càng ổn định và phát triển
Cuộc sống của đồng bào Cơ Tu ở A Nông ngày càng ổn định và phát triển

Mlát thậm chí xuất sắc trong câu chuyện tư vấn, truyền thông đến đồng bào bản làng mình bởi những quãng thời gian làm công tác dân số trước đây của chị. Từng câu chuyện một, từng người phụ nữ trong thôn bản của A Nông, đều là một kết nối để bức tranh về những người phụ nữ vùng cao ngày một sáng hơn.

Là một mạng lưới của những sẻ chia, thông hiểu và từng bước để người phụ nữ ở địa phương tiệm cận hơn với các quan niệm về hiện đại, ý thức về sự chăm sóc bản thân...

Một phụ nữ Cơ Tu dù con còn nhỏ nhưng vẫn nhiệt tình địu con đến tham gia giải bóng chuyền do Hội LHPN xã tổ chức trong một dịp kỷ niệm là điều khiến Mlát cảm thấy hạnh phúc. “Cứ sau mỗi hiệp đấu là chị ấy phải tranh thủ ra cho con bú. Hình ảnh đó khiến tôi nhớ mãi và đồng thời nhắc nhủ mình phải cố gắng, làm tốt hơn nhiệm vụ của người cán bộ hội” - MLát nói.

Đôi mắt người phụ nữ Cơ Tu nào hầu như cũng đều sâu thẳm. Đại ngàn hùng vĩ sản sinh những người đàn ông cơ bắp giỏi bắn cung kể chuyện huyền thoại, nhưng phía sau những ánh lửa đêm bập bùng, thảng hoặc rất nhiều gương mặt phụ nữ bao giờ cũng nhìn xuống hoặc nhìn vô định vào xa xăm.

Đôi mắt của họ trầm lặng để dành nhìn những người đàn ông của bản làng vùng vẫy. Muôn đời nay là vậy! Nhưng đã có nhiều hơn những người như Yđêl Thị Mlát, để ngày một nhiều hơn những phụ nữ Cơ Tu biết hạnh phúc với họ là gì.

Để đôi mắt của họ, chỉ nên đơn thuần là biểu tượng thăm thẳm của đại ngàn...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.