Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm: "Vênh" giữa nhu cầu đào tạo và chính sách tuyển dụng

Hồng Phúc - 17:21, 22/07/2021

Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm (gọi tắt là Nghị định 116) được kỳ vọng tạo thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như việc giải quyết vấn đề thất nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, với quy định: Sau khi ra trường, sinh viên sư phạm không làm trong ngành giáo dục phải bồi hoàn chi phí hỗ trợ học tập và sinh hoạt, sẽ được thực hiện như thế nào là vấn đề không hề dễ.


Thu hồi kinh phí đối với sinh viên sư phạm đặt ra nhiều vấn đề nan giải. Ảnh: minh họa
Thu hồi kinh phí đối với sinh viên sư phạm đặt ra nhiều vấn đề nan giải. Ảnh: minh họa

Kỳ vọng mới, vướng mắc cũ

Trước khi Nghị định 116 ra đời, Luật Giáo dục 2005 cũng đã có quy định, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, Nhà nước miễn học phí cho các em thông qua cơ chế cấp ngân sách trực tiếp cho các cơ sở đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện, chính sách này đã bộc lộ một số nhược điểm như: Sử dụng ngân sách chưa đảm bảo hiệu quả do sinh viên sư phạm ra trường không làm đúng ngành; thiếu nguồn lực đầu tư; không công bằng với các ngành học khác; không thu hút được sinh viên khá giỏi vào ngành Sư phạm…

Để điều chỉnh tồn tại này, Nghị định 116 ra đời, với mục tiêu, ngân sách Nhà nước phải được sử dụng hiệu quả, cấp đúng đối tượng, sinh viên sư phạm phải làm đúng ngành Sư phạm. Theo đó, ngoài miễn phí học phí 100%, sinh viên được hỗ trợ sinh hoạt phí khoảng 3,63 triệu đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường, nhưng không quá 10 tháng 1 năm học. Nhưng 2 năm, kể từ khi tốt nghiệp, nếu không công tác trong ngành giáo dục, hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Nghị định 116 bắt đầu áp dụng trong kỳ tuyển sinh năm học 2021 - 2022.

Trên thực tế vấn đề bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đào tạo, nếu đối tượng thụ hưởng không thực hiện đúng quy định, không phải là vấn đề mới. Điều đáng quan tâm là, cơ sở để thu hồi lại kinh phí như thế nào cho đúng.

Trao đổi vấn đề này, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc thu hồi kinh phí đào tạo sinh viên sư phạm rất khó để xử lý, nếu không có chế tài cụ thể. Điều này tương tự như rất nhiều sinh viên hệ cử tuyển vi phạm cam kết. Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 10 sinh viên thuộc diện cử tuyển vi phạm quy định phải bồi hoàn chi phí đào tạo. Tỉnh đã giao cho các sở liên quan đôn đốc thu hồi kinh phí đào tạo, nhưng sau 5 lần thông báo vẫn chưa thu hồi được.

Hiện nay, sinh viên sư phạm ra trường còn dồn ứ lại hàng chục nghìn người qua nhiều năm, gần như địa phương nào cũng đang có rất nhiều sinh viên sư phạm thất nghiệp do những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành và ngay cả Thủ đô Hà Nội tuyển dụng rất ít; thậm chí hiện nay, nhiều địa phương vẫn chưa giải quyết xong bài toán khi địa phương có chủ trương cắt hợp đồng.

Sinh viên sư phạm - liệu có bị 'kẹt" ?

Em Lò Thị N. H. (Điện Biên) dự định nộp hồ sơ xét tuyển ngành Giáo dục tiểu học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Em rất mong muốn được trở thành cô giáo. Sau khi tìm hiểu Nghị định 116, em thấy rất phấn khởi vì được hỗ trợ học phí, phí sinh hoạt. Tuy nhiên, em cũng rất lo lắng vấn đề phải bồi hoàn kinh phí này sau nếu không công tác trong ngành Giáo dục, bởi em biết thực tế việc thi vào biên chế giáo viên hiện nay không hề dễ dàng. Nếu không được công tác trong ngành, thì khoản bồi hoàn cũng sẽ trở thành gánh nặng của em và gia đình”.

Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí và thu hồi đối với sinh viên sư phạm không phải là cái gốc của việc thừa thiếu giáo viên (Trong ảnh: Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội trong giờ lên lớp)
Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí và thu hồi kinh phí hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm không phải là cái gốc của việc thừa thiếu giáo viên (Trong ảnh: Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội trong giờ lên lớp)

Chắc chắn trường hợp như em H. sẽ không phải là hiếm. Tất nhiên, không vào được biên chế, với chế độ đãi ngộ thấp, chức danh là giáo viên hợp đồng, thì sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm chọn bỏ nghề, làm nghề tay trái là điều dễ hiểu.

Vấn đề đặt ra là, nếu như sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp, thi tuyển viên chức giáo viên không đỗ, hoặc bị cắt hợp đồng, hay địa phương không có nhu cầu tuyển dụng giáo viên thì bắt các em bồi hoàn kinh phí liệu có công bằng?

Trong khi đó, cơ sở pháp lý của việc bồi hoàn kinh phí này triển khai chưa rõ. Ví dụ, với trường hợp không trúng tuyển khi tuyển dụng, hoặc sinh viên sư phạm của tỉnh này được hỗ trợ kinh phí đào tạo, nhưng lại trúng tuyển vào làm giáo viên ở địa phương khác, thì có phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ trong thời gian học tập hay không? 

Tại Hội nghị triển khai Nghị định 116 (tháng 4/2021) vừa qua, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La cho hay, trước khi thực hiện Nghị định này, các địa phương nên đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của địa phương thừa, thiếu như thế nào; nhưng cũng cần xem xét một thực tế là, quy mô trường lớp hằng năm tăng trong khi Bộ Nội vụ hằng năm lại cắt biên chế, do đó giáo viên thì nhiều nhưng không thi vào biên chế được. 

Trên thực tế, khi tốt nghiệp, không có mấy sinh viên sư phạm muốn từ bỏ nghề mà bản thân mình đã theo đuổi trong 4 năm học tập, phấn đấu. Nhưng, cơ hội để được tuyển dụng và cống hiến cho ngành Giáo dục vẫn còn nhiều rào cản, bởi đầu ra cho đào tạo giáo viên - định biên lại do Bộ Nội vụ quyết định.

Vậy nên sinh viên sư phạm bị kẹt ở giữa, một mặt được khuyến khích thi sư phạm bằng  cơ chế hỗ trợ tốt, nhưng đầu ra lại chồng chéo vướng mắc và phải đối diện với nguy cơ bồi hoàn học phí, mặc dù vẫn muốn cống hiến cho ngành Giáo dục.

Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí và thu hồi kinh phí hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm, không phải là cái gốc của việc thừa thiếu giáo viên, lãng phí nguồn lực xã hội. Điều này, thuộc về lĩnh vực xây dựng chính sách vĩ mô, về dự báo nhân lực của ngành Giáo dục và các địa phương một cách khả thi, khoa học, chứ không thể “nước chảy đến đâu xây cầu đến đấy”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Bảo vệ

Bảo vệ "tính thiêng" trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Sắc màu 54 - Trương Vui - 5 phút trước
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 7 năm qua. Việc khai thác và tiếp lửa di sản văn hóa này là một việc nên làm, và cần được khuyến khích. Tuy nhiên, làm sao để bảo tồn, quảng bá nghi thức cho phù hợp với đời sống đương đại, mà không làm mất đi giá trị linh thiêng vốn có, vẫn là câu chuyện trăn trở của các nhà quản lý văn hóa, chuyên gia và những người thực hành di sản.
Ngân hàng Chính sách xã hội: Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp từ phong trào hiến máu tình nguyện

Ngân hàng Chính sách xã hội: Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp từ phong trào hiến máu tình nguyện

Xã hội - Việt Hải - Phan Anh - 14 phút trước
Nhân Kỷ niệm 21 năm thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) (04/10/2002 - 04/10/2023), NHCSXH phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với tinh thần “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, lan tỏa phong trào nhân đạo, hiến máu cứu người.
Quảng Nam: Xử phạt Cơ sở bánh mì Phượng gần 100 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Quảng Nam: Xử phạt Cơ sở bánh mì Phượng gần 100 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Pháp luật - T.Nhân - N.Quỳnh - 18 phút trước
Ngày 3/10, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam). Ngoài việc bị tạm đình chỉ hoạt động 3 tháng, cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng 2 (Tp. Hội An, Quảng Nam) còn bị phạt hành chính 96 triệu đồng và phải hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm được khám và điều trị tại các cơ sở y tế…
Đắk Lắk: Củng cố hồ sơ xử lý người bị cụt bàn tay, không có Giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe ô tô

Đắk Lắk: Củng cố hồ sơ xử lý người bị cụt bàn tay, không có Giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe ô tô

Pháp luật - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Ngày 3/10, lãnh đạo Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý 1 trường hợp bị cụt bàn tay, không có Giấy phép lái xe, nhưng vẫn điều khiển xe ô tô.
Giữ bình yên cho vùng biên giới Long An

Giữ bình yên cho vùng biên giới Long An

Pháp luật - Minh Luận – Đinh Quân - 1 giờ trước
Cuộc chiến phòng, chống các loại tội phạm trên tuyến biên giới luôn là trận chiến đầy cam go và nguy hiểm. Nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng, sự mưu trí, dũng cảm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An) đã đấu tranh, triệt phá thành công nhiều chuyên án, bắt giữ nhiều đối tượng tội phạm nguy hiểm, kiểm soát bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia...
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Lần đầu tiên, gần 100 nhà báo cùng chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Lần đầu tiên, gần 100 nhà báo cùng chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Media - Vàng Ni - 2 giờ trước
Tà Chì Nhù là ngọn núi cao thứ 7 tại Việt Nam, với độ cao 2.979m, là "nóc nhà" của Yên Bái và là một trong những điểm săn mây đẹp nhất tại miền Bắc. Đây cũng là một trong những đỉnh núi khó leo nhất tại Việt Nam.
Kon Tum: Xử phạt 15 triệu đồng cơ sở tàng trữ trái phép quần áo, quân tư trang quân đội

Kon Tum: Xử phạt 15 triệu đồng cơ sở tàng trữ trái phép quần áo, quân tư trang quân đội

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 3/10, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Đăk Tô, về hành vi tàng trữ trái phép quần áo, quân tư trang Quân đội Nhân dân Việt Nam, với mức xử phạt là 15 triệu đồng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây quả nổ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây quả nổ

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 2 giờ trước
Quả nổ còn có tên gọi khác là nổ, sâm đất, sâm tanh tách, tanh tách, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo.… Cây quả nổ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ. Trong y học cổ truyền thường sử dụng dược liệu này để giảm nóng sốt và điều trị các chứng bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo,…Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ quả nổ mời các bạn tham khảo.
Vụ tận dụng nghĩa trang làm nơi xử lý rác ở Kon Tum: Các đơn vị

Vụ tận dụng nghĩa trang làm nơi xử lý rác ở Kon Tum: Các đơn vị "né" trách nhiệm

Bạn đọc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài “Kon Tum: Tận dụng Nghĩa trang làm nơi xử lý rác”, phản ánh việc Nghĩa trang Nhân dân Tp. Kon Tum bị biến thành nơi tập kết rác, các đơn vị có liên quan đã tiến hành thu gom rác đưa đi nơi khác xử lý và đốt phần rác còn lại tại bãi tập kết ở Nghĩa trang. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng vẫn cho rằng đó không phải là “rác”, nhằm "né" tránh trách nhiệm.
TPHCM: Đã có kết quả giải mã gene ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nội địa

TPHCM: Đã có kết quả giải mã gene ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nội địa

Sức khỏe - T.Hợp - 4 giờ trước
Ngày 3/10, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết kết quả giải mã gene của ca bệnh Đậu mùa Khỉ “nội địa” đầu tiên được phát hiện tại thành phố là kiểu gene giống với các chủng virus monkeypox mới được phát hiện gần đây tại các quốc gia như Nhật Bản, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc.