Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hệ thống trường sư phạm ở cơ sở: Nguy cơ đóng cửa hoàn toàn?

Ngọc Anh - 11:37, 25/10/2020

Do sự thay đổi trình độ chuẩn của giáo viên phổ thông theo Luật Giáo dục năm 2019 và định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nên hiện nay một số trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) địa phương đã được sáp nhập vào các trường đại học sư phạm (ĐHSP) trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, các trường này đang đứng trước nguy cơ đóng cửa hoàn toàn do khó tuyển sinh.

Từ năm 2018 đến nay, Trường CĐSP Gia Lai thiếu sinh viên, giảng viên phải đi biệt phái dạy học ở vùng xa. (Ảnh Thanh Tuấn)
Từ năm 2018 đến nay, Trường CĐSP Gia Lai thiếu sinh viên, giảng viên phải đi biệt phái dạy học ở vùng xa. (Ảnh Thanh Tuấn)

Điều 72 Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 quy định, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: Có bằng tốt nghiệp CĐSP trở lên đối với giáo viên mầm non, có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Thế nên, nguồn tuyển sinh chính của trường CĐSP trước đây, bị cắt chuyển hẳn cho các trường ĐHSP. Điều đáng nói, hầu hết các trường ĐHSP chưa có nhiều kinh nghiệm đào tạo loại hình giáo viên này. 

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2019, cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên. Gồm, 15 trường ĐHSP, 48 trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên, 30 trường CĐSP, 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên, 2 trường trung cấp sư phạm và 40 trường trung cấp đa ngành đang đào tạo giáo viên mầm non. Do tính chất đặc trưng của ngành đào tạo nên hệ thống trường sư phạm địa phương sẽ rất khó tìm được cách giải quyết bài toán về nguồn lực này. 

Minh chứng như ở Gia Lai, không tuyển sinh đủ chỉ tiêu, các giảng viên Trường CĐSP Gia Lai buộc phải đi “biệt phái” làm công tác giảng dạy tại vùng sâu, vùng xa. Một số thầy, cô giáo khác phải thuyên chuyển qua làm công tác văn thư, hành chính. Năm nay, trường có hơn 30 giảng viên trong đợt đi “biệt phái” giảng dạy. 

Không có sinh viên theo học ngành Sư phạm, lãng phí nguồn nhân lực, mà hệ thống cơ sở vật chất không được tận dụng, gây ra lãng phí không phải câu chuyện của riêng tỉnh Gia Lai. 

Đặc biệt, quy định mới còn khiến cho hàng chục nghìn giáo viên trên cả nước đang đứng ngồi không yên vì… không có bằng sư phạm. Bên cạnh đó, đang có hàng loạt sinh viên đang theo học CĐSP năm 2, năm 3 đối với các chuyên ngành đào tạo giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở chưa ra trường… tương lai các em sẽ đi về đâu? Bởi, khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, thì các nhà tuyển dụng cũng phải căn cứ vào chuẩn đào tạo để tuyển dụng. 

Nhiều thành viên trong Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đang dự báo rằng, nguy cơ đóng cửa hoàn toàn hệ thống trường sư phạm địa phương (một hệ thống sư phạm đã được xây dựng và tồn tại từ gần 60 năm qua) là rõ ràng. 

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2019, cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên. Gồm, 15 trường ĐHSP, 48 trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên, 30 trường CĐSP, 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên, 2 trường trung cấp sư phạm và 40 trường trung cấp đa ngành đang đào tạo giáo viên mầm non.


Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) nêu, ở một số địa phương, trường CĐSP sau khi đã teo tóp do bị cắt giảm nhiệm vụ (chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non), có khả năng trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng “nghề hóa” như chỉ đạo hiện nay của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 

Tuy nhiên, từ định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm của Bộ GD&ĐT nên một số trường CĐSP địa phương đã được sáp nhập vào các trường ĐHSP trọng điểm quốc gia. Đây là một sự gán ghép khiên cưỡng giữa các trường khác nhau, gây thiệt thòi lớn cho những trường địa phương do hai loại trường này có sứ mệnh khác nhau, chuẩn mực kiểm định khác nhau, cơ cấu trình độ nhân lực khác nhau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Tuấn - Lê Hằng - 3 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.462 Người có uy tín, trong đó 1.150 Người có uy tín là đảng viên, 358 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tin tức - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 8 giờ trước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 11 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 12 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 12 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 12 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Tin tức - PV - 14 giờ trước
Tối 24/11, xã biên giới Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Thanh Thủy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Kết quả này, là từ sự đồng thuận, chung sức của cả hệ thống chính trị, đồng bào các DTTS trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện các công trình, dự án, nỗ lực phát triển kinh tế...từng bước hoàn thành các tiêu chí
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).