Theo đó, lý do đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cấp phép khai thác cho Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 582/CNNg-KTM ngày 27/7/1992, do đã hết thời hạn khai thác ghi trong giấy phép nhưng Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu không đủ điều kiện gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định và đã bị tuyên bố phá sản vào năm 2018.
Mục tiêu của việc đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản vàng chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác vàng trái phép; giữ gìn an ninh trật tự khu vực, bảo vệ môi trường trong phạm vi khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản.
Đưa khu vực đã khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên về trạng thái an toàn (an toàn về môi trường sinh thái, an toàn về môi trường lao động) gồm xử lý các khu vực đã bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra (kể cả hoạt động khai thác trái phép) bảo đảm an toàn về môi trường…
Sau đó, bàn giao diện tích đất khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản cho UBND tỉnh Quảng Nam để quản lý theo quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Khu vực thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quặng vàng tại mỏ Bồng Miêu có tổng diện tích 368 ha, gồm khu Hố Gần 230 ha; khu Núi Kẽm 100 ha; diện tích bãi đổ thải 28 ha; khu phụ trợ Núi Kẽm 10 ha.
Thời gian thực hiện đóng cửa mỏ là 12 tháng, với kinh phí thực hiện gần 19,5 tỷ đồng, do Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Kho bạc Nhà nước huyện Phú Ninh và nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh Quảng Nam./.