Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chè Shan tuyết Suối Giàng tự tin mang "5 cực" bước ra thị trường thế giới

Nông Quang Khiêm - 06:24, 05/11/2023

Từ trung tâm huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cứ ngược dốc đi lên, vòng quanh các vách đá hiểm trở và rừng nguyên sinh, xã Suối Giàng chợt hiện ra với bạt ngàn màu xanh của chè, thấp thoáng bóng những chàng trai, cô gái Mông váy xòe hoa, đeo lù cở trèo trên những cây chè, đôi tay thoăn thoắt, nhẹ nhàng ngắt từng búp chè để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.

   

Người Mông Suối Giàng thu hái chè Shan tuyết cổ thụ
Người Mông Suối Giàng thu hái chè Shan tuyết cổ thụ

Rừng chè cổ thụ

Nằm ở độ cao 1.300m - 1.400m so với mực nước biển, Suối Giàng có khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành, bao phủ bởi mây mù giống như Đà Lạt, Tam Đảo hay Sa Pa vậy. Chính khí hậu nơi đây đã tạo ra một thứ chè đặc biệt, nổi tiếng từ lâu, là chè Shan tuyết. Bất cứ ai đến Suối Giàng đều phải trầm trồ, ngạc nhiên trước những cây chè cổ thụ thân trắng mốc, xù xì, vươn cành xum xuê, có cây vòng tay người lớn ôm không xuể.

Nguồn gốc cây chè Shan tuyết xuất hiện ở Suối Giàng khi nào vẫn chưa xác định được, nhưng từ những năm 1960, các nhà nghiên cứu về chè của Việt Nam và thế giới đã xác định Suối Giàng có khoảng 80.000 cây chè Shan tuyết có tuổi đời trên 200 năm, nhiều cây lên tới 300 năm tuổi. Năm 2016, quần thể 400 cây chè cổ thụ ở các thôn Giàng A, Giàng B, Pang Cáng, Bản Mới của Suối Giàng đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.

Hiện nay, Suối Giàng có khoảng 293ha chè Shan tuyết cổ thụ trên 200 năm tuổi. Chè Shan tuyết càng già càng quý, càng nhiều tuyết trắng thì tính dược liệu càng mạnh. Do vị trí địa lý và thời tiết nên cây chè Shan tuyết ở Suối Giàng không bao giờ bị sâu bệnh. Cư dân sống ở Suối Giàng 98% là người Mông, từ lâu, cây chè Shan tuyết đã giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo. Chè Shan tuyết vừa là niềm tự hào vừa là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình đồng bào Mông ở Suối Giàng.

Rừng chè cổ thụ Suối Giàng
Rừng chè cổ thụ Suối Giàng

Để tri ân trời đất đã ban tặng cho mình cây chè Shan tuyết, người dân Suối Giàng làm lễ cúng cây Chè tổ rất long trọng vào dịp đầu Xuân hằng năm và trở thành một hoạt động văn hóa tiêu biểu. Suối Giàng không phải là nơi duy nhất có chè Shan tuyết cổ thụ, nhưng xét về số lượng, tuổi đời và chất lượng thì chè Shan tuyết cổ thụ ở đây không đâu sánh được.

Độc đáo hương vị chè “5 cực”

Chè Suối Giàng mọc tự nhiên trong rừng, sống bằng hơi đất, hơi sương, bằng linh khí của đất trời. Lá chè to, dày, mặt lá có phủ một lớp lông tơ mỏng giống như có tuyết, búp chè to mập, có màu xanh đậm. Mùa Đông, lá chè ngậm sương; mùa Hè, buổi sáng lá chè cũng ngậm sương. Chè được hái bằng tay, đem về, bỏ những búp sâu, búp già rồi cho vào chảo gang, sao bằng bàn tay khéo léo, bí quyết và tâm huyết của người Mông. Củi sao chè phải khô, than đượm, cháy đều, liu riu. Khi sao phải dùng tay để ước lượng nhiệt độ. Chè được vò bằng tay, không bị nát, không mất hương vị, không rơi những tuyết bám ở búp chè. Chè sao xong, búp màu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết phủ, đó là lý do người ta gọi là chè Shan tuyết.

Nhiều người gọi chè Shan tuyết Suối Giàng là chè “5 cực”. Đó là “cực khổ” khi trồng và thu hái; “cực sạch” vì khí hậu núi cao trong lành, cây sinh trưởng tự nhiên; “cực hiếm” vì sản lượng ít; “cực ngon” vì đủ các tiêu chí đỉnh cao trong mỗi chén trà; “cực đắt” vì bốn “cực” vừa nêu.

Người dân kiểm tra chất lượng chè trước khi chế biến
Người dân kiểm tra chất lượng chè trước khi chế biến

Để có một ấm chè ngon, khi pha chè, người địa phương dùng ấm đất hoặc sứ nung và nước nguồn tự nhiên trên núi. Nước phải sôi đủ độ. Cho một lượng chè vừa đủ vào ấm, sau khi tráng chè, rót nước sôi vào từ từ, đổ đầy ấm đến khi bọt trào ra rồi đậy nắp lại, chờ khoảng mười phút. Khi rót ra, nước chè sóng sánh như mật ong rừng, nhấp một ngụm, chè không đắng quá mà có vị chát, ngọt nhẹ, cảm được rất lâu như hương vị núi rừng tan dần từ bên trong cuống họng tan ra, thanh tao chứ không gắt.

Thương hiệu vươn tầm

Làm gì để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng là nội dung được đề cập tại nhiều cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái cũng như chính quyền huyện Văn Chấn. Tiếp theo đó là một loạt chỉ đạo về xây dựng thương hiệu, cùng các văn bản pháp lý, quy định kiểm soát chất lượng chè từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái đến chế biến, bảo quản sản phẩm.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý vùng nguyên liệu chè, Liên minh HTX tỉnh Yên Bái cùng huyện Văn Chấn đã tạo cơ chế hỗ trợ để thành lập HTX hệ sinh thái du lịch Suối Giàng. HTX gồm 18 tổ với 417 hộ dân tham gia, do anh Đào Đức Hiếu, một người có đam mê đặc biệt với chè làm giám đốc. Mục tiêu của HTX nhằm gắn kết các hộ đồng bào Mông, bảo tồn phát triển Chè Shan tuyết cổ thụ cũng như bảo tồn văn hóa bản địa, kết hợp sản xuất kinh doanh chè với phát triển du lịch.

Giám đốc HTX hệ sinh thái du lịch Suối Giàng Đào Đức Hiếu
Giám đốc HTX hệ sinh thái du lịch Suối Giàng Đào Đức Hiếu

Giám đốc Đào Đức Hiếu từng có 18 năm tu nghiệp về Marketing và kỹ thuật sản xuất, chế biến chè ở nhiều nước trên thế giới. Trước khi quyết định gắn bó với Suối Giàng, anh từng làm giảng viên khoa Marketing Trường Đại học Ngoại Thương (Hà Nội). “Tôi chọn Suối Giàng là điểm dừng chân bởi vì Suối Giàng được mệnh danh là thủy tổ của chè cổ thụ trên thế giới. Đến nơi đây, tôi sẽ có cơ hội để giúp chè Việt được công bố và so sánh với thế giới bằng những cây chè đang sinh trưởng, được thu hái và chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh”, anh Đào Đức Hiếu chia sẻ.

Để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chè xanh, chè đặc sản, chè hữu cơ, HTX hệ sinh thái du lịch Suối Giàng chú trọng vào khâu sản xuất, đẩy mạnh áp dụng biện pháp kỹ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến. Nhờ đó, năm 2006, chè Shan tuyết Suối Giàng được Hiệp hội Chè Việt Nam vinh danh “Thương hiệu chè Việt”. Năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Chè Suối Giàng - Yên Bái”. Tiếp đó là chứng nhận nguồn gốc hữu cơ quốc tế OCOP 4 sao đối với 4 loại chè đặc biệt gồm: Đại lão Vương trà - Hoàng trà Suối Giàng, Đại lão Vương trà - Hồng trà Suối Giàng, Đại lão Vương trà - Bạch trà Suối Giàng, Đại lão Vương trà - Diệp trà Suối Giàng.

Sản phẩm trà Shan tuyết Suối Giàng
Sản phẩm trà Shan tuyết Suối Giàng

Hiện nay, chè Shan tuyết Suối Giàng đã có mặt ở các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Đức.., HTX đang trên lộ trình phấn đấu xây dựng sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn 5 sao, có chứng nhận ECOCERT, tiêu chuẩn ORGANIC của châu Âu, có chỉ dẫn địa lý, có mã số vùng trồng, có ISO trong sản xuất… tức là đã có “giấy thông hành” đi ra được 26 nước trên thế giới.

Không chỉ hỗ trợ tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức cho hàng trăm người dân xã Suối Giàng với hơn 97% là đồng bào dân tộc người Mông, HTX Suối Giàng còn vinh dự được được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành đến thăm. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ còn giao nhiệm vụ HTX Suối Giàng phải xây dựng thương hiệu chè quốc gia, vươn tầm chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với thương hiệu “trà đạo” của Nhật Bản.

Điều đó một lần nữa vinh danh và khẳng định giá trị, vị thế của cây chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng với bạn bè trong và ngoài nước, để sản phẩm chè Suối Giàng phát triển ổn định, bền vững, thương hiệu ngày càng vươn xa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 15:46, 02/04/2025
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 15:46, 02/04/2025
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.