Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Cháy tàu cá, bảo hiểm từ chối bồi thường, ngư dân điêu đứng

Việt Thắng - Khánh An - 16:06, 03/06/2022

Nhiều chủ tàu cá ở Nghệ An đang điêu đứng vì trong quá trình đánh bắt, tàu bị cháy nhưng phía bảo hiểm lại từ chối bồi thường.

Tàu cá của ông Hoàng Văn Quyết bị cháy trên biển (Ảnh do ngư dân cung cấp)
Tàu cá của ông Hoàng Văn Quyết bị cháy trên biển (Ảnh do ngư dân cung cấp)

Mua bảo hiểm nhưng không được bồi thường

12,7 tỷ đồng, là số tiền ông Phan Văn Khuyên (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) vay ngân hàng từ năm 2016 để đóng tàu cá 812 mã lực. Rất không may cho ông Khuyên, vào ngày 5/10/2019, khi tàu đang trở về đất liền, sau một chuyến đánh bắt dài ngày thì bị cháy và sau đó chìm nghỉm. Nhờ có tàu bạn kịp thời cứu hộ nên toàn bộ thuyền viên đều thoát nạn. Cơ quan chức năng đã xác nhận vụ cháy, đồng thời ông Khuyên cũng đã thuê tàu tìm kiếm suốt 3 ngày để trục vớt con tàu bị cháy nhưng không có kết quả.

Ông Khuyên trình báo với bảo hiểm PJICO - đơn vị mà ông đã mua bảo hiểm với số tiền gần 47 triệu đồng/năm để được bồi thường. Tuy nhiên, ông bị bảo hiểm này thẳng thừng từ chối, lí do là thiết bị giám sát hành trình trên tàu không hoạt động kể từ ngày 21/7/2019.

Ông Khuyên rất bức xúc: “Chúng tôi được Chi cục thuỷ lợi Nghệ An lắp miễn phí thiết bị giám sát hành trình từ ngày 11/6/2019. Đây là đợt lắp thí điểm theo quy định của Luật Thuỷ sản và Nghị định 26. Chúng tôi cũng nghe nói là thiết bị Movinar này đã qua sử dụng rồi và do Tổng cục Thuỷ sản cấp về. Từ khi lắp, chúng tôi cũng không biết nó có hoạt động hay không, vì bằng mắt thường thì không ai biết được”.

Theo ông Khuyên, ông không chấp nhận lí lẽ của bảo hiểm JPICO nên đã khởi kiện ra TAND thị xã Hoàng Mai và đang chờ được Toà phân xử. Ông nói trong buồn bã: “Tôi phải cầm cố sổ đỏ của gia đình và người thân để vay ngân hàng đóng tàu. Tính đến thời điểm này dư nợ ngân hàng đang là 7,6 tỷ đồng. Nếu bảo hiểm từ chối bồi thường, thì toàn bộ tài sản thế chấp sẽ bị phát mại, thế là chúng tôi không những trắng tay mà còn lâm vào nợ nần, không biết đến bao giờ mới trả hết”.

Cùng ở phường Quỳnh Phương, ông Hoàng Văn Quế cũng vay mượn để đóng tàu cá 822 mã lực để đánh bắt xa bờ và cũng mua bảo hiểm PJICO. Khi đang kéo lưới trên biển vào ngày 14/1/2020, thì sự cố chập điện gây ra vụ cháy trên tàu. Con tàu bị chìm, ông Quyết và 7 thuyền viên thoát chết khi có tàu bạn đến cứu kịp thời. Vụ cháy tàu đã được cơ quan chức năng điều tra kỹ lưỡng, kết quả rõ ràng.

Thế nhưng bảo hiểm PJICO vẫn từ chối với lí do: “thời điểm ông Hoàng Văn Phi (máy trưởng của tàu) được cấp chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng tư năm 2013, độ tuổi theo chứng minh Nhân dân của ông Phi không phù hợp với điều 8, quyết định số 77 ngày 30/6/2008 của Bộ NN-PTNT, hết hiệu lực ngày 1/1/2019”.

Cũng như ông Khuyên, ông Quyết rất bức xúc với hành xử của phía bảo hiểm. Ông buồn bã nói: “Ngư trường đánh bắt thì ngày một thu hẹp, khó khăn. Tính đến nay, gia đình tôi còn nợ ngân hàng 8,5 tỷ đồng. Nếu bảo hiểm không bồi thường, thì chúng tôi trở thành con nợ khủng”.

Các ngư dân trên tàu cá của ông Lê Bá Nam (xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) được cứu sống khi tàu bị cháy, nhưng bị bảo hiểm từ chối bồi thường (ảnh do người dân cung cấp)
Các ngư dân trên tàu cá của ông Lê Bá Nam (xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) được cứu sống khi tàu bị cháy, nhưng bị bảo hiểm từ chối bồi thường (ảnh do người dân cung cấp)

Ngư dân sẽ kiệt sức

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn thị xã Hoàng Mai có 10 người là chủ của tàu cá bị cháy, bị bảo hiểm từ chối bồi thường, trong đó có cả tàu cá được đóng theo Nghị định 67.

Phó Chủ tich Hiệp hội nghề cá xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai - ông Lê Bá Kỳ cũng bực bội không kém: “Riêng xã Quỳnh Lập có 8 tàu cá loại lớn bị cháy có mua bảo hiểm từ hai công ty bảo hiểm, nhưng bị từ chối bồi thường. Lí do phía bảo hiểm đưa ra là tàu đánh bắt ở vùng lộng, ngoài phạm vi cho phép; thiết bị giám sát hành trình không hoạt động; máy trưởng trên tàu thiếu chứng chỉ…”.

Mang nỗi niềm buồn bã và bức xúc của một số ngư dân đi gặp phía bảo hiểm, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Lê, Giám đốc Công ty bảo hiểm PJICO Nghệ An trả lời: “Các trường hợp bị từ chối bồi thường, công ty căn cứ theo kết quả điều tra, xác minh của đơn vị giám định độc lập. Chúng tôi không thể tự ý đưa lý do từ chối bồi thường mà không có cơ sở. Nếu chủ tàu không đồng tình, họ có quyền khởi kiện ra tòa và chúng tôi sẽ theo kết quả của tòa án để thực hiện”.

Trong lúc đó, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nghệ An Nguyễn Chí Lương, cho biết: Hạn chế lớn nhất hiện nay của nhiều ngư dân là, dù đã mua bảo hiểm, nhưng chủ quan, không hiểu biết nhiều về các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm nên khi xảy ra rủi ro, họ bị từ chối bồi thường và rơi vào tình cảnh rất khó khăn. 

“Mấy năm qua, ngư dân rất khổ vì sản lượng đánh bắt sụt giảm, giá hải sản thấp do dịch Covid-19, nhưng giá dầu và chí phí đi biển lại quá cao, khiến rất nhiều tàu bị thua lỗ kéo dài, nhưng sự hỗ trợ từ Nhà nước lại không có. Nếu gặp thêm rủi ro cháy tàu nữa thì họ thực sự bị kiệt sức”, ông Lương chia sẻ với ngư dân..

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Để biên giới bình yên, bên cạnh công tác tuần tra không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Kiên Giang còn có sự góp sức của người dân, trong đó có lực lượng phụ nữ. Nhiều tổ phụ nữ đã được thành lập và tích cực tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội biên phòng trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới.
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Sắc màu 54 - Lê Vi - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo với nhiều nội dung và hình thức khác nhau gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống người dân, bộ mặt nông thôn tại địa phương này đã có nhiều khởi sắc.
Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Một ngày cuối tháng 11/2023, chúng tôi đến thăm thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, Quảng Nam) trong cơn mưa chiều vùng biên. Trong khung cảnh bình yên, ông Zơ Râm Vấn đang say mê đan nia dưới hiên nhà. Đã ở tuổi 77 nhưng tình yêu của ông với nghề đan lát truyền thống của người Tà Riềng (một nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) bền vững như những sợi nan gắn bó, quấn quýt lấy nhau qua năm tháng.
Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc - Ngọc Lê - Minh Triết (thực hiện) - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, thêm động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Vụ Công tác Dân tộc địa phương gặp mặt đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Vụ Công tác Dân tộc địa phương gặp mặt đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Ngày 29/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) gặp mặt đoàn đại biểu 21 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, do bà Pi Năng Thị Thủy - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu chủ trì buổi gặp mặt.