Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy…

Lê Vũ - 15:26, 24/08/2021

Sớm mai thức giấc, thấy mình và gia đình vẫn khỏe mạnh bình yên. Nhấc điện thoại lên, nhắn tin, gọi điện cho những người thân quen, thở phào vì không ai “dương tính”. Đó là hạnh phúc, là điều quý giá nhất mà người dân TP. Hồ Chí Minh đang mong muốn vào lúc này, khi sống giữa tâm dịch. Nhưng không phải ai cũng có được điều giản đơn ấy… Đã đến lúc bạn nên nói “cảm ơn cuộc đời”.

TP. Hồ Chí Minh đón bình minh – cảm ơn đời vì mỗi ngày ta vẫn còn được đón bình mình cùng thành phố
TP. Hồ Chí Minh đón bình minh

Nhiều hệ lụy buồn

Tôi đến với thành phố này, có lẽ vẫn chưa đủ lâu để có thể hiểu hết về nó, nhưng có điều chắc chắn là tôi cảm nhận rõ, rất rõ về tình người nơi đây. TP. Hồ Chí Minh tuy lộng lẫy, phồn hoa, tuy bề ngoài có vẻ xô bồ, phức tạp, nhưng thực chất là vùng đất hữu tình. Thành phố này chưa bao giờ ngừng giang tay bao dung, ôm ấp nhiều phận đời và trong đó có tôi.

Rồi Covid-19 bùng lên, TP. Hồ Chí Minh thành tâm dịch. Thành phố đã trải qua những tháng ngày bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Những bảng hiệu, hàng quán đã không còn sáng đèn. Đường phố im vắng. Thành phố từng được mệnh danh là “không bao giờ ngủ” giờ đây bỗng trầm mặc lạ thường. Mọi người thở dài vì không ai nghĩ thứ Covid-19 quái ác kia lại kéo dài và gây ra nhiều hệ lụy buồn: Thất nghiệp, nghèo đói, tử vong …

Nhưng rồi giữa những ngày giông bão ấy, ta lại thấy tình người chợt sáng. Cùng với chính quyền các cấp, với sự trợ giúp từ nhiều địa phương khác, hơn hết là chính người dân đã dìu nhau vượt qua khó khăn với niềm tin chiến thắng đại dịch. 

Những “phiên chợ 0 đồng”, những “bếp yêu thương”, này thì “ATM gạo”, này thì “nếu bạn cần hãy lấy 1 phần”, và kia là “xe cứu thương miễn phí”, đây là “đội tiếp tế Oxy”… Những điều tốt đẹp, đầy nghĩa tình, đầy nhân văn này có lẽ những ngày qua đã được chia sẻ, lan truyền rất nhiều trên mặt báo, trên mạng xã hội.

Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều lo toan, nhiều bất an và thậm chí là nhiều nghi ngại. Cũng dễ hiểu, khi mà con người ta quá quen với sự bình yên thì trước tin có giông bão người ta thường không lo ngại, chỉ đến lúc hiểm nguy ập tới thì họ mới bắt đầu hoảng loạn. Và thường thì trong cơn hoản loạn, người ta rất dễ cục cằn, ích kỷ và bất chấp. 

Điều đó thể hiện khi những ngày qua, đại dịch diễn biến phức tạp, chính quyền siết chặt giãn cách, nhiều biện pháp cứng rắn được áp dụng để nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan thì bắt đầu có rất nhiều phản ứng tiêu cực. Nhan nhản những lời than oán trên mạng xã hội: Nào là hết tiền sinh sống, nào là thất nghiệp, nào là không nhận được cứu trợ. Rồi thậm chí nhiều hành vi chống đối, gian dối…

Hình ảnh một tình nguyện viên nơi tuyến đầu ngồi che dù trong cơn mưa. Họ đang chiến đấu vì chúng ta, vậy chúng ta đã làm gì?
Hình ảnh một tình nguyện viên nơi tuyến đầu ngồi che dù trong cơn mưa. Họ đang chiến đấu vì chúng ta, vậy chúng ta đã làm gì?

Tin vào ngày mai…

Tôi biết người dân thành phố đang buồn, rất buồn. Tôi không trách những người có suy nghĩ và hành vi tiêu cực, vì tôi hiểu trên hết họ cũng chỉ đang muốn những đều tốt cho gia đình và bản thân họ. Thực tế cũng đã 3 tháng rồi thành phố giãn cách, mất  việc làm đối với những người lao động nghèo, xa xứ là vô vàn khó khăn để tồn tại. 

Nhưng xin hãy nhìn vào những điều tích cực, thành phố đã ban hành rất nhiều gói an sinh xã hội, bên cạnh đó, có hàng trăm tổ chức, chưa nói đến các cá nhân là mạnh thường quân sẵn sàng sẽ chia, giúp đỡ những ai gặp khó khăn. Dẫu rằng rất khó để đáp ứng tất cả, nhưng đó là những nỗ lực hết sức, là sự chăm lo của cả hệ thống chính trị, là nghĩa tình của người dân cả nước hướng về TP. Hồ Chí Minh.

Tôi đọc bản tin hôm nay, lại vài trăm người ra đi mãi không về vì Covid-19. Tôi nhớ tới những cảnh tụ tập, chen lấn mua hàng tích trữ, nhớ tới những người trốn xét nghiệm, thông chốt, nhớ tới những hành vi chống đối, những người tìm đủ lý do để ra ngoài không cần thiết trong mùa dịch nực cười như kiểu… tập thể dục… tôi chợt rùng mình.

Covid-19 không chừa một ai cả. Đã có những nhà báo đồng nghiệp của tôi ra đi tại thành phố này trong một buổi sáng đẹp trời tháng 8, mà tôi vẫn còn nhớ như in nụ cười và những dòng status đầy lạc quan của họ trước đó.

Tôi hay bạn, khi mỗi sáng mai thức dậy, còn được thêm một ngày nữa để yêu thương là chúng ta cực kỳ may mắn và hạnh phúc. Vì như những đồng nghiệp của tôi, hay rất nhiều người ở thành phố này họ đã sống cuộc đời rất đẹp, đã chiến đấu với Covid-19 quái ác, nhưng họ đã không còn kịp được thấy ngày mai nữa. Ngày mai - chính là ngày đại dịch được đẩy lùi, Thành phố và cả đất nước sẽ trở về với sự phồn hoa và yên bình vốn có.

Để đẩy lùi được đai dịch không phải chỉ là việc của chính quyền, của quân đội, của y bác sĩ… mà trên hết là ý thức của mỗi người chúng ta với chính sinh mạng của mình.

Hãy vì những người đã ở lại, hãy vì những người đang xông pha tuyến đầu, chúng ta hãy ngừng than vãn. Hãy cảm ơn cuộc đời này vì...

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.