Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cách phòng, chống bệnh Nhiệt thán

Như Ý - 18:59, 26/06/2023

Bệnh Nhiệt thán hay còn gọi là bệnh Anthrax, đây là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây sốt cao ở hầu hết các loại động vật máu nóng (gia súc, động vật hoang dã) và con người. Bệnh này có đặc điểm nhiễm trùng máu, bại huyết gây ra cái chết cho vật nuôi rất nhanh. Sau đây là cách phòng, chống bệnh Nhiệt thán mời bà con tham khảo.

(Tổng hợp) Cách phòng, chống bệnh Nhiệt thán

Nguồn bệnh

Bệnh do loài trực khuẩn có tên Bacillus Anthracis gây ra. Vi khuẩn có sức đề kháng kém: Ở 55° C, chịu được 55 phút, 60° C được 15 phút, 100° C chết ngay. Ánh sáng mặt trời diệt vi khuẩn sau 10 giờ, trong bóng tối vi khuẩn sống được 2 - 3 tuần. Trong xác chết vi khuẩn tồn tại 2 - 3 ngày. Các chất sát trùng diệt vi khuẩn nhanh chóng. Nha bào của vi khuẩn có sức đề kháng mạnh. Vi khuẩn sau khi sinh nha bào tồn tại được 20 - 30 năm trong đất; trong phân gia súc bệnh nha bào tồn tại 15 tháng. Các chất sát trùng phải pha đặc và tác động thời gian lâu mới diệt được nha bào.

Bệnh gây chết trên nhiều gia súc, lây nhiễm và gây chết cho người dân do tự ý mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (tháng 7, 8, 9).

Vi khuẩn hoặc nha bào có thể xâm nhập vào cơ thể động vật qua đường tiêu hóa (vi khuẩn hoặc nha bào theo thức ăn, nước uống vào cơ thể mà gây bệnh. Đây là đường truyền bệnh chủ yếu. Sau khi vào ruột, nha bào sẽ nở thành vi khuẩn); qua đường da (vi khuẩn hoặc nha bào có thể xâm nhập qua vết xây xát ở da. Bệnh lây kiểu này rất phổ biến ở những người mổ thịt trâu, bò, ngựa mắc bệnh nhiệt thán); qua đường hô hấp (gia súc có thể hít phải nha bào, vi khuẩn có trong bụi rậm phát tán trong không khí).

Bệnh lây truyền từ vùng có dịch Nhiệt thán sang vùng khác chủ yếu do người đưa gia súc mắc bệnh hoặc phát tán các sản phẩm gia súc có mầm bệnh. Bệnh hay xảy ra ở các xã miền núi phía Bắc, nơi đã có bệnh nhiệt thán phát sinh từ nhiều năm trước, do nha bào vẫn tồn tại trong đất.

(Tổng hợp) Cách phòng, chống bệnh Nhiệt thán 1

Triệu chứng lâm sàng trên gia súc

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 đến 7 ngày, một số trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ đến 2 ngày; lợn ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần. Gia súc mắc bệnh Nhiệt thán thường có biểu hiện lưỡi lè ra ngoài, phần bụng chướng to, lòi dom, các lỗ tự nhiên như mồm, mũi, hậu môn, cơ quan sinh dục chảy dịch nhầy lẫn máu sẫm màu khó đông hoặc không đông.

Loài nhai lại:

Thể quá cấp tính: Thể bệnh này thường gặp ở trâu, bò, dê, cừu. Con vật sốt cao từ 40,5°C đến 42,5°C, run rẩy, thở gấp hoặc khó thở, các niêm mạc đỏ ửng hay tím bầm, nghiến răng, thè lưỡi, đầu gục xuống, mắt đỏ, đi loạng choạng, đứng không vững, con vật co giật toàn thân. Một số trường hợp quan sát thấy con vật nhảy xuống ao hoặc đâm sầm vào bụi rậm, ngã quỵ rồi chết. Con vật chết nhanh sau khi xuất hiện triệu chứng từ một đến vài giờ. Nhiều trường hợp con vật chết khi chưa có triệu chứng của bệnh. Sau khi chết, các lỗ tự nhiên (miệng, lỗ mũi, hậu môn và cơ quan sinh dục) chảy máu đen và khó đông. Thường quan sát thấy xác chết cứng không hoàn toàn.

Thể cấp tính: Thể bệnh này thường gặp ở trâu, bò, cừu, ngựa. Con vật sốt cao từ 40°C đến 42°C, tim đập nhanh, thở nhanh, niêm mạc đỏ thẫm. Trong thời gian sốt, con vật đi táo; khi thân nhiệt hạ, đi ỉa chảy, có thể quan sát thấy phân màu đen lẫn máu, nước tiểu lẫn máu; mồm, mũi có bọt màu hồng lẫn máu; hầu, ngực và bụng bị sưng, nóng; sản lượng sữa giảm, những con có chửa bị sảy thai. Chảy máu ở các lỗ tự nhiên như miệng, mũi, hậu môn và lỗ sinh dục; con vật thường chết sau 1 - 3 ngày.

Thể á cấp tính: Thể bệnh này thường gặp ở chó, mèo và lợn. Con vật thường mắc bệnh qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn nhiễm nha bào Nhiệt thán. Con vật sốt cao, biếng ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa, ỉa chảy hoặc táo bón; xuất hiện các ung sưng thủy thũng dưới da ở cổ, họng, vai, có thể lan rộng; những chỗ da mỏng thường sưng, nóng rồi cứng lại, không đau, về sau chỗ da sưng bị loét và chảy nước hơi vàng, có lẫn ít máu; niêm mạc mắt, miệng, hậu môn màu đỏ.

Thể ngoài da: Thể bệnh này con vật có các ung Nhiệt thán ở vùng cổ, mông, ngực. Ban đầu trên da có các vùng sưng, nóng, đau, về sau lạnh dần, không đau, giữa ung nhiệt thán bị thối, có lúc thành mụn loét màu đỏ thẫm, chảy nước vàng.

Ngựa: Có biểu hiện sốt từ 41 - 42°C, đau bụng dữ dội, khó thở. Con vật run rẩy, nước tiểu lẫn máu, phân lẫn máu và mủ, mũi và miệng có thể chảy máu, con vật chết nhanh, sau khi chết bụng chướng to, lòi dom.

Lợn: Sưng hầu, có khi lan xuống cả ngực, bụng, lên mặt. Chỗ sưng có màu đỏ sẫm, tím bầm. Lợn khó nuốt, khó thở, không kêu được.

Ngoài ra, bệnh Nhiệt thán cũng có thể lây sang người khi người tham gia mổ thịt gia súc ốm ăn thịt rất dễ bị lây bệnh. Phổ biến là thể lở loét ngoài da. Vết xây xát nhanh chóng sưng to có thuỷ thũng xung quanh rồi vỡ thành mụn loét, có bờ sâu, giữa mụn thối nát màu đen, kèm theo sốt. Nếu nhiễm vi khuẩn vào đường hô hấp thì thấy chóng mặt, đau ngực, khó thở, ho khan. Nếu ở thể ruột thì bị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng, thở khó. Thể phổi và thể ruột rất nguy hiểm, có thể dẫn đến chết sau một, hai ngày.

Bệnh tích: Gia súc khi mắc bệnh sẽ chết đột ngột, bụng phình chướng to, lòi đờm, hậu môn có phân lẫn máu đen chảy ra từ các lỗ tự nhiên trên cơ thể. Khi con vật chết bà con cần phải xác định xem nó có bị bệnh Nhiệt thán hay không, nếu mắc phải bệnh này cần phải phân hủy xác ngay để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan.

Xác gia súc bị chết mau chóng bị thối rữa, có hiện tượng xuất huyết máu đen trên khắp cơ thể, nhất là ở vùng phổi và màng bụng, máu không đông khi cắt mạch máu, niêm dạ múi khế, ruột non và ruột già bị viêm rất nặng. Lá lách sưng to màu đen mềm và dễ bị vỡ, nhu mô lá lách gần như lỏng ra và đen sẫm.

(Tổng hợp) Cách phòng, chống bệnh Nhiệt thán 2

Cách phòng và trị bệnh nhiệt thán

Khi phát hiện gia súc bị bệnh Nhiệt thán thì phải thông báo tới cơ quan thú y để công bố dịch bệnh, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, cách ly những con gia súc bị bệnh ra khỏi đàn, khi gia súc bị bệnh tuyệt đối không được mổ thịt và vận chuyển con vật qua nơi khác để tiêu thụ.

Để phòng bệnh hiệu quả bà con phải tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng 1 trong các loại thuốc sát trùng đặc trị như: BIOKON, BIOXIDE, NOVACIDE, NOVASEPT, NOVADINE, NOVAKON, NOVA-MC.A30.

Những chuồng gia súc của gia đình nào bị nhiễm bệnh cần phải đốt hết rơm, phân gia súc và tiêu độc chuồng trại thật kỹ, nạo sạch lớp đất trên cùng đem chôn tiêu độc kỹ. Xác gia súc chết phải đem thiêu ở hố chôn và tro phải chôn sâu. Tuyệt đối không được mổ khám xác gia súc bị bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan.

Bệnh Nhiệt thán có thể lây lan sang cả con người nên những người không có trách nhiệm không được tiếp xúc với chuồng nuôi bị nhiễm bệnh, không được ăn thịt súc vật bị bệnh… nếu người đã tiếp xúc với gia súc bị bệnh phải sát trùng thật kỹ để tránh mang mầm bệnh ra bên ngoài.

Có thể dùng vắc-xin để phòng bệnh cho gia súc, tốt nhất ở những vùng dịch hoặc những vùng đang có nguy cơ bị nhiễm dịch bệnh. Dùng vắc-xin nha bào Nhiệt thán Pasteur để tiêm cho gia súc, sau thời gian 15 ngày vắc-xin này sẽ giúp cho gia súc có khả năng miễn dịch và thời gian hiệu lực kéo dài hơn 1 năm.

Dùng vắc-xin nhược độc nha bào Nhiệt thán để tiêm cho gia súc ở những vùng có dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

(Tổng hợp) Cách phòng, chống bệnh Nhiệt thán 3

Lưu ý

Tiêm vaccin có thể có dị ứng, nếu nặng thì cần can thiệp bằng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh. Sử dụng vaccin không để rơi vãi, sử dụng không hết phải thiêu hủy.

Không tiêm vaccin cho những con vật đang sốt, những con vật nghi là bệnh.

Điều trị gia súc mắc bệnh bằng huyết thanh và kháng sinh, việc điều trị chỉ tốt khi mới phát hiện bệnh.

Đối với những thú bệnh thì biện pháp tốt nhất là cách ly, tiến hành tiêu độc và tiêu hủy những thú bệnh, vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ để tránh lây lan.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 1 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 1 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo...Tỉnh phấn đấu đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.