Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các nước G7 họp đánh giá vấn đề liên quan đến công cụ AI

PV - 19:07, 26/05/2023

Các quan chức chính phủ G7 sẽ tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên đầu tiên về AI vào 30/5 và thảo luận những vấn đề như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cách thức quản lý thông tin sai lệch, công nghệ.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Brecorder)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Brecorder)

Theo Reuters, Nhật Bản ngày 26/5 cho biết giới chức Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ nhóm họp trong tuần tới để đánh giá những vấn đề do các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh như ChatGPT gây ra.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra ở Hiroshima (Nhật Bản) hồi tuần trước, G7 đã nhất trí xây dựng diễn đàn liên chính phủ mang tên “Tiến trình AI Hiroshima” để thảo luận những vấn đề liên quan đến các công cụ AI đang phát triển nhanh chóng.

Theo Bộ trưởng Truyền thông Nhật Bản Takeaki Matsumoto, các quan chức chính phủ của G7 sẽ tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên đầu tiên về AI vào ngày 30/5 tới và thảo luận những vấn đề như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cách thức quản lý thông tin sai lệch và công nghệ.

Với tư cách là Chủ tịch luân phiên G7 năm 2023, Nhật Bản “sẽ dẫn dắt G7 thảo luận về chủ đề sử dụng công nghệ AI tạo sinh."

Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra những gợi ý chính sách cho các nguyên thủ quốc gia vào cuối năm nay.

Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) và công ty Google muốn thiết lập các quy tắc tự nguyện về kiểm soát AI trong quá trình chờ đợi EU ban hành luật về công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.

EU và Mỹ có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác về AI để thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu trước khi luật kiểm soát AI ra đời, trong bối cảnh vấn đề này đã trở nên cấp bách hơn kể từ sau sự ra đời của ChatGPT.

Trong khi đó, ngày 22/5, Chủ tịch OpenAI - công ty sáng tạo ra ChatGPT, ông Greg Brockman cho biết OpenAI đang thử nghiệm cách thức thu thập dữ liệu lớn về các quyết định tác động tới AI.

Tại AI Forward - sự kiện do Goldman Sachs Group Inc và SV Angel tổ chức ở San Francisco (Mỹ), ông Brockman đã thảo luận về cách OpenAI nỗ lực tìm kiếm quy định quản lý AI trên toàn cầu.

Ông đang hướng đến mô hình tương tự như của Wikipedia, đòi hỏi người dùng có quan điểm khác nhau nhất trí về nội dung đăng trên trang bách khoa toàn thư trực tuyến này.

Ông nhấn mạnh việc tự mình đưa ra quy định quản lý cho tất cả mọi người là không khả thi, mà đây là một quá trình đưa ra quyết định mang tính dân chủ.

Chủ tịch Brockman cho rằng các chính phủ trên thế giới cần phối hợp để đảm bảo AI được phát triển một cách an toàn.

Đánh giá về tương lai đối với AI, ông Brockman và OpenAI nhận định một tổ chức như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) có thể đặt ra những hạn chế đối với việc triển khai, tuân thủ chặt chẽ với các tiêu chuẩn an toàn và theo dõi việc sử dụng năng lực của máy tính.

Một giải pháp khác do ông Brokman đề xuất là xây dựng thỏa thuận toàn cầu nhằm giúp hạn chế tốc độ phát triển của các năng lực mang tính tiên phong của AI, hoặc một dự án chung toàn cầu mà các chính phủ lớn có thể tham gia.

Tuần trước, Giám đốc điều hành (CEO) OpenAI, Sam Altman cũng đã đề xuất với các nhà lập pháp Mỹ về việc tạo ra các hành lang pháp lý đối với AI, trong đó có việc yêu cầu giấy phép phát triển các mô hình AI phức tạp và xây dựng cơ chế quản lý liên quan.

Phát biểu trong phiên điều trần trước Tiểu ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, CEO Altman nhấn mạnh OpenAI được thành lập dựa trên niềm tin rằng AI có khả năng cải thiện gần như mọi khía cạnh trong đời sống con người, song cũng có thể gây những rủi ro nghiêm trọng.

Ông dự đoán trong thời gian tới, AI do OpenAI phát triển sẽ giải quyết một số thách thức lớn nhất trên thế giới như biến đổi khí hậu và điều trị bệnh ung thư.

Tuy nhiên, trước những lo ngại về thông tin sai lệch, đảm bảo việc làm và các rủi ro tiềm tàng khác, ông cho rằng sự can thiệp của chính phủ thông qua các quy định có ý nghĩa quan trọng để giảm thiểu các nguy cơ tiềm tàng của những công nghệ ngày càng phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào DTTS, việc phân định này được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung trọng tâm trọng điểm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 1 giờ trước
Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 7 giờ trước
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 8 giờ trước
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 10 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 10 giờ trước
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 10 giờ trước
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.