Theo đó, căn cứ theo mức giảm của 16 ngân hàng, ngân hàng Agribank giảm lãi nhiều nhất là 4.885 tỷ đồng. Tiếp theo là ngân hàng Vietcombank, với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.975 tỷ đồng, tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,07 triệu tỷ đồng cho 239.384 khách hàng.
Ngân hàng BIDV, với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.901 tỷ đồng và tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,08 triệu tỷ đồng cho 365.429 khách hàng.
Ngân hàng VietinBank với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.417 tỷ đồng, tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,22 triệu tỷ đồng cho 533.392 khách hàng;
Ngân hàng MB, với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 602 tỷ đồng, tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 109.124 tỷ đồng cho 104.036 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 244 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 129.898 tỷ đồng cho 32.098 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 243 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 62.455 tỷ đồng cho 1.417 khách hàng...
Trước đó, thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay từ ngày 15/7 đến hết năm 2021 với tổng tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.
Riêng 4 ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hồi phục kinh tế.