Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các kỳ họp HĐND được tổ chức khoa học, kịp thời, thực chất và hiệu quả

PV - 19:53, 21/02/2023

Chiều 21/2, sau một ngày làm việc tích cực, khẩn trương, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023 đã hoàn thành tốt đẹp chương trình đề ra. Đây là hội nghị đầu tiên mang quy mô toàn quốc với sự tham dự đầy đủ của Thường trực HĐND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan.

Các Kỳ họp HĐND được tổ chức khoa học, kịp thời, thực chất và hiệu quả - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự và chủ trì hội nghị - Ảnh: VGP/LS

Năm 2022, HĐND các tỉnh, thành phố ban hành gần 5.900 nghị quyết

Phát biểu kết luận Hội nghị, trên cơ sở Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), các ý kiến phát biểu và báo cáo tâm huyết, thẳng thắn của các đại biểu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Năm 2022, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nước ta đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ với kết quả khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật. Đặc biệt, một số địa phương, nhất là các địa phương đang thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với bình quân cả nước (TPHCM đạt 9,03%; Hà Nội đạt 8,89%, Hải Phòng đạt 12,32%…). 

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong thành tựu chung của đất nước có vai trò rất quan trọng của các cơ quan dân cử. Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cả về công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của các địa phương; tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển, thực hiện các đột phá chiến lược, rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khơi thông, giải phóng các nguồn lực và tạo động lực mới cho thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là tinh thần cộng đồng trách nhiệm vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Đổi mới hoạt động của cơ quan dân chủ khá toàn diện, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn.

Điều đáng ghi nhận là các kỳ họp HĐND được tổ chức hợp lý, khoa học, bảo đảm vừa kịp thời, vừa "thực chất và hiệu quả" trong việc giải quyết thành công các nội dung và nhiệm vụ dù mới nảy sinh hay đột xuất đặt ra, với tâm thế không để bất ngờ và không rơi vào bị động; tiếp tục có nhiều cải tiến như: Nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, "từ sớm, từ xa"; giảm thời gian đọc báo cáo, tăng thời gian chất vấn, thảo luận; công tác điều hành linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, phát huy cao nhất tâm huyết, trí tuệ, kinh nghiệm của đại biểu; ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức cầu truyền hình trực tuyến đến cấp huyện, cung cấp mã QR-Code để cử tri trực tiếp đặt câu hỏi tại các phiên chất vấn, thực hiện chuyển đổi số tất cả các hoạt động của HĐND...

Năm 2022, HĐND các tỉnh, thành phố ban hành gần 5.900 nghị quyết, trong đó có gần 1.700 nghị quyết quy phạm pháp luật (địa phương ban hành nhiều nhất là Thừa Thiên Huế với 173 nghị quyết). Hoạt động thẩm tra của các ban HĐND cấp tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu; chất lượng thẩm tra được nâng lên; báo cáo thẩm tra thể hiện chính kiến và trách nhiệm rõ ràng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ họp và chất lượng, tính khả thi của các nghị quyết. Đồng thời, HĐND cũng đã tích cực tham gia góp ý vào các dự án luật, cung cấp thông tin về thực trạng triển khai các chính sách tại địa phương, góp phần kịp thời và thiết thực nâng cao chất lượng công tác lập pháp của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, hoạt động giám sát của HĐND tiếp tục đổi mới theo hướng thực chất, định rõ kết quả, minh định trách nhiệm, tăng cường giám sát chuyên đề đối với các vấn đề được dư luận quan tâm; tăng lượng giải trình, làm rõ vấn đề phức tạp, bất cập; ban hành nghị quyết chất vấn, làm cơ sở để theo dõi, giám sát, đôn đốc, tái giám sát. Năm 2022, thành lập hơn 1.100 đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND cấp tỉnh, nhận được 11.133 kiến nghị, trong đó 8.202 kiến nghị đã được giải quyết (đạt tỉ lệ 73,07 %). 

Thường trực HĐND cấp tỉnh cũng rất tích cực tham gia, đóng góp rất quan trọng vào kết quả giám sát chuyên đề của Quốc hội, UBTVQH về việc: Thực hiện Luật Quy hoạch; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Công tác tiếp xúc cử tri được tổ chức dưới nhiều hình thức phù hợp như: Kết hợp trực tiếp với trực tuyến, qua đường dây tiếp nhận ý kiến cử tri, tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri có đại biểu HĐND ba cấp cùng dự và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ với MTTQ Việt Nam cùng cấp. Việc tiếp công dân của Thường trực HĐND, đại biểu HĐND cấp tỉnh trung bình đạt 87,86%, một số địa phương có tỉ lệ 100% đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp công dân; tỉ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo cả nước trung bình đạt 87,74%.

6 nhiệm vụ trọng tâm của HĐND các tỉnh, thành phố

Theo Chủ tịch Quốc hội, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trên cơ sở thành tựu và bài học năm 2022. Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND các tỉnh, thành phố cần nỗ lực cao hơn, trách nhiệm lớn hơn, hành động quyết liệt hơn để thực hiện tốt một số công việc.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các mục tiêu, định hướng, kế hoạch phát triển của địa phương để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Đảng đoàn HĐND cần lãnh đạo, chỉ đạo việc tiến hành đánh giá giữa nhiệm kỳ, rà soát toàn diện các lĩnh vực, nhiệm vụ, đề án chưa triển khai hoặc chưa hoàn thành để tìm giải pháp thúc đẩy, khẩn trương thực hiện; đồng thời, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung để thực thi đồng bộ các chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, nhất là các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội các vùng.

Thứ hai, hiện thực hóa yêu cầu về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới bằng chương trình, lộ trình khả thi. HĐND phải giữ vai trò quan trọng trong đổi mới quản trị ở địa phương theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân; góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 

Thứ ba, lựa chọn và thực thi các nhiệm vụ trọng tâm làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình cả về bề rộng, chiều sâu và chất lượng. Nghiên cứu và ban hành các nghị quyết về tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội, tài chính - ngân sách, đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các nội dung của Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 68 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nghị quyết số 81 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,… Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao chất lượng các nghị quyết của HĐND theo hướng phải bảo đảm tính dự báo chính xác, lượng hóa được mục tiêu chính sách, các giải pháp và nhiệm vụ phải rất cụ thể, rõ ràng, bám sát thực tiễn cuộc sống, dễ triển khai thực hiện và dễ giám sát, kiểm tra.

Lấy phiếu tín nhiệm: Giúp cán bộ "tự soi", "tự sửa"

Thứ tư, xây dựng và tổ chức chương trình giám sát năm 2023 phù hợp, chặt chẽ và hiệu quả. Xây dựng các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 594 của UBTVQH về hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, phấn đấu tạo chuyển biến rõ rệt và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, từ đó làm tốt nhiệm vụ kiểm soát quyền lực ở địa phương, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đồng thời, chủ động tham gia có hiệu quả các chuyên đề giám sát của Quốc hội, UBTVQH và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong các hoạt động giám sát, khảo sát.

Đặc biệt, năm 2023, Quốc hội và HĐND sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Đây là lần lấy phiếu tín nhiệm duy nhất trong nhiệm kỳ, góp phần đánh giá cán bộ, về uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; giúp cán bộ "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ. 

Thứ năm, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, năng lực, uy tín của đại biểu HĐND các cấp gắn chặt với nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ đại biểu HĐND. Đây là công việc quyết định thành bại. Thường trực HĐND các địa phương cần bám sát chỉ đạo của cấp ủy Đảng, soát xét tổng thể phương hướng nhân sự đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2026-2031, tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch đại biểu chuyên trách nhằm xây dựng đội ngũ đại biểu kế cận thật sự coi trọng chất lượng với cơ cấu. Đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại biểu HĐND; xử lý nghiêm các trường hợp sa sút về phẩm chất chính trị, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật, không còn xứng đáng với sự tin tưởng của cử tri và nhân dân.

Thứ sáu, chủ động cầu thị, đoàn kết, nâng cao năng lực toàn diện ngang tầm nhiệm vụ. Năm 2023, UBTVQH chỉ đạo nghiên cứu, ban hành Quy chế mẫu về hoạt động của HĐND cấp tỉnh; đồng thời, nghiên cứu đổi mới việc tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND tại 6 khu vực trên cả nước theo hướng không nhất thiết tổ chức hằng năm và sẽ tập trung hơn theo hướng tăng tính liên kết vùng kinh tế, giữa các địa phương có chung đặc điểm văn hóa, xã hội... Theo đó, cần chủ động, tăng cường phối hợp công tác với các tầm mức giữa Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội với HĐND, giữa HĐND các tỉnh, thành phố, giữa HĐND các cấp với nhau, đảm bảo tính đồng bộ, liên thông, hiệu quả, thiết thực, thực chất, không hình thức, không phô trương, lãng phí.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 9 phút trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 18 phút trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Tạm dừng, hoãn và lùi một số hoạt động

Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Tạm dừng, hoãn và lùi một số hoạt động

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tỉnh Phú Thọ yêu cầu các cơ quan, công sở trên địa bàn treo cờ rủ; dừng, hoãn tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong 2 ngày để tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang.
135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

Ẩm thực - Tào Đạt - 4 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 4 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề