Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường giám sát tình hình kinh tế vĩ mô

PV - 20:53, 07/02/2023

Chủ trì cuộc họp của Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các cơ quan của Quốc hội thường xuyên, tăng cường giám sát về tình hình kinh tế vĩ mô, các loại thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp... Tình hình có vấn đề nóng, bức xúc mới phát sinh thì phải có các giải pháp mới. Chúng ta đồng hành với Chính phủ hay không là ở góc độ như vậy.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Sáng 7/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong tháng 1 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2 cũng như năm 2023 của Quốc hội.

Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hoàn thành khối lượng công việc rất lớn trong tháng 1/2023

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 1/2023.

Theo đó, Quốc hội đã tiến hành hai Kỳ họp bất thường, tập trung giải quyết được 4 nhóm vấn đề lớn. Quốc hội đã thông qua được Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đây là dự luật khó, có thời điểm cũng thấy chưa thể thông qua được, nhưng với sự nỗ lực của các cơ quan thì dự luật đã được thông qua và sau khi được công bố thì dư luận đồng tình, ủng hộ, cho thấy quyết định sáng suốt của Quốc hội.

Cùng với đó, Quốc hội cũng đã thông qua được Quy hoạch tổng thể quốc gia; thông qua nhóm vấn đề về tài chính, ngân sách, trong đó có những vấn đề phải bổ sung vào chương trình nhưng Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã làm việc rất khẩn trương để trình Quốc hội giải quyết được những nội dung tồn đọng. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, ban hành một số chính sách mới cho lĩnh vực y tế, nhất là việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Kỳ họp thứ hai và thứ ba bất thường còn xem xét các vấn đề nhân sự. Quốc hội đã tiến hành công khai, dân chủ, minh bạch, đúng quy trình, được dư luận cử tri và nhân dân đồng tình.

“Trong tháng đầu tiên của năm 2023, chúng ta đã tổ chức được hai kỳ họp như vậy là nỗ lực rất lớn. Công lao thuộc về các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các đồng chí đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, rất trách nhiệm. Chúng ta không phân định ai là cơ quan chủ trì thẩm tra mà đây là công việc chung, nhiệm vụ chung. Chúng ta vừa phối hợp rất chặt chẽ với Chính phủ nhưng đồng thời vẫn phân vai rất rõ để bảo đảm cơ sở vững chắc cho Quốc hội quyết định”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Các cơ quan của Quốc hội cũng đã phục vụ hiệu quả một số phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các nhiệm vụ khác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tổ chức các hoạt động của Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trước, trong và sau Tết nguyên đán Quý Mão, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Ban Bí thư, tổ chức Tết vui tươi, đầm ấm, tiết kiệm, an toàn, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Văn phòng Quốc hội.

Lựa chọn nội dung thiết thực, sát với thực tiễn cuộc sống để giải trình, chất vấn

Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2/2023, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan tập trung chuẩn bị cho Phiên họp tháng 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong tuần tới, bám sát nội dung chương trình để đôn đốc, hoàn thiện các tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, không để tình trạng phải điều chỉnh chương trình, đưa vào rút ra do chuẩn bị chưa kỹ lưỡng. Tiếp tục bám sát chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, Kế hoạch số 81 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Khoá XV, tập trung triển khai các đề án, nội dung còn lại bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng.

Đối với các nhiệm vụ trọng tâm của Quý I và thời gian tới, về công tác lập pháp, trên cơ sở của Lãnh đạo Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ủy ban Pháp luật chủ trì xây dựng chương trình lập pháp năm 2024, điều chỉnh chương trình năm 2023 phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh xem xét các dự án luật do Chính phủ trình liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Vừa qua, Chính phủ đã có rà soát, tiếp thu ý kiến của Quốc hội khóa trước để chỉnh lý lại về cách tiếp cận, nội hàm, nội dung lớn của các dự luật này. Bộ Chính trị cũng đã giao Đảng Đoàn Quốc hội xem xét trình Quốc hội xem xét các dự luật này vào thời điểm phù hợp.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bám sát tinh thần Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật này trên tinh thần cố gắng ở mức độ cao nhất, hoàn thành và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng này cho kịp tiến độ công việc. Ngay sau cuộc họp này, Ủy ban Kinh tế có văn bản gửi Chính phủ và Thủ tướng để đôn đốc việc triển khai thực hiện lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), cập nhật rõ các cơ quan, bộ, ngành nào đến nay đã triển khai đến đâu.

Chủ tịch Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý việc chuẩn bị dự án Nghị định về dữ liệu cá nhân bởi đây là Nghị định “không đầu”, có ý nghĩa hết sức quan trọng về đối nội, đối ngoại. Ủy ban Quốc phòng An ninh cần phối hợp với Viện nghiên cứu lập pháp nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung này, tranh thủ ý kiến của tất cả các Ủy ban trong Quốc hội.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về hoạt động giám sát, chương trình giám sát năm 2023 đã được quyết định. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan cần rà soát lại, cần thiết thì chỉnh lý, bổ sung cho sát với tình hình thực tiễn, trong đó có nội dung về đánh giá công tác giữa nhiệm kỳ, kết hợp với việc lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và đánh giá giữa nhiệm kỳ việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, tài chính, ngân sách...

Cùng với việc tập trung triển khai 4 chuyên đề giám sát rất trọng điểm về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng…, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Quốc hội thường xuyên, tăng cường giám sát về tình hình kinh tế vĩ mô, các loại thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

“Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cần nghiên cứu lựa chọn các chuyên đề phải tập trung giải trình, chất vấn. Những vấn đề nổi lên hiện nay như đăng kiểm, thị trường bất động sản, du lịch, hàng không... đều đang rất khó khăn, nếu chờ Quốc hội chất vấn, giám sát thì sẽ chậm. Vì vậy, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có thể vào cuộc ngay, lựa chọn nội dung nào thực sự thiết thực, sát với thực tiễn cuộc sống để tiến hành giải trình. Nội dung nào đã có kế hoạch giải trình nhưng chưa cấp bách thì để lại sau. Tình hình có những vấn đề nóng, bức xúc mới phát sinh thì phải có các giải pháp mới. Chúng ta đồng hành với Chính phủ hay không là ở góc độ như vậy”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh “chất vấn không phải là cuộc thi hay sát hạch, đánh đố gì các Bộ trưởng, trưởng ngành mà là cùng nhau làm sáng tỏ các vấn đề để giải quyết được các yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn”. Do đó, cần đề xuất lựa chọn các vấn đề chất vấn đảm bảo đúng, trúng, thiết thực; kể cả quy trình cách thức chất vấn cũng cần nghiên cứu để tiếp tục có những đổi mới.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý việc giám sát thực hiện các nghị quyết về chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội, các dự án trọng điểm quốc gia, các nghị quyết Trung ương, Nghị quyết Quốc hội; rà soát lại việc thực hiện công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban...

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Đặc biệt, năm nay Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Do đó, công tác chuẩn bị để đại biểu Quốc hội đánh giá đúng mức độ tín nhiệm với các chức danh cũng là trách nhiệm quan trọng của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội gợi mở, có nên tổng rà soát lại các vấn đề liên quan tới đầu tư công hay không, “xem lý do gì mà cứ ì ạch như thế”? Đồng thời, cần chuẩn bị tốt và sớm cho việc trình Quốc hội xem xét quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; công tác ngoại giao nghị viện, trong đó có các chuyến thăm nước ngoài của Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu do nước ta đăng cai tổ chức… 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 27/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
Tin trong ngày - 27/3/2023

Tin trong ngày - 27/3/2023

Media - BDT - 3 giờ trước
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật; Đề xuất chỉ còn 6 chức danh quy định công chức cấp xã; tăng cường răn đe và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng và lưu giữ vật liệu nổ trái phép; cùng các tin tức thời sự khác.
Những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày

Những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày

Xã hội - Ngân Nhi - 4 giờ trước
Tập thể dục mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần bởi đó là biện pháp hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp lấy lại tinh thần và năng lượng tích cực. Tập thể dục cũng giúp đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng, cho cơ thể ngày càng đẹp hơn và tự tin hơn.
Quy định người sử dụng lao động được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất

Quy định người sử dụng lao động được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất

Xã hội - Gia Hưng - 4 giờ trước
Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH bắt buộc.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Giáo dục dân tộc - Thành Nhân - 5 giờ trước
Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có kiến nghị với Đoàn cần có chính sách hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS.
Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra được UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La và UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái phối hợp, tổ chức tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La vừa qua nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế tới trải nghiệm. Ngày hội khép lại đồng thời đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho người dân trong vùng.
Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Người có uy tín - T.Hải - 5 giờ trước
Chiều 27/3, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 250 đại biểu là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS của tỉnh.
Cục Hàng không Việt Nam: Kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Cục Hàng không Việt Nam: Kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Pháp luật - PV - 5 giờ trước
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 1480/CT-CHK về việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhân viên hàng không.
Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Sức khỏe - PV - 6 giờ trước
Từ ngày 25 - 31/3, Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175 phối hợp tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) tiến hành đợt phẫu thuật miễn phí thay khớp háng cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Ninh Thuận: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Nho và Vang

Ninh Thuận: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Nho và Vang

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - 6 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2023 và đón nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.
Đa dạng phương thức tuyển sinh, trò vùng khó lo hẹp cửa vào đại học

Đa dạng phương thức tuyển sinh, trò vùng khó lo hẹp cửa vào đại học

Giáo dục - PV - 6 giờ trước
Trong khi nhiều trường đại học, nhất là các trường tốp đầu, đang có xu hướng giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp thì đây lại là phương thức xét tuyển chính của học trò vùng khó.