Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Bao giờ "ốc đảo Muỗng" hết khó khăn?

Quỳnh Trâm - 11:03, 03/03/2025

Hàng bao thập kỷ qua, do giao thông cách trở, khu dân cư Muỗng thuộc xã Giao Thiện, huyện biên giới Lang Chánh (Thanh Hóa) gần như biệt lập với bên ngoài và được mệnh danh là "ốc đảo". Mặc dù đã nằm trong diện di dời đến nơi ở mới thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, nhưng vì những lí do khách quan mà dự án chưa thể thực hiện được. Vì vây, cuộc sống của những hộ dân nơi đây vẫn hết sức khó khăn.

Giáo viên điểm trường Poọng (Trường Mầm non Giao Thiện) chăm sóc các cháu ở khu dân cư Muỗng đang theo học ở trường.
Giáo viên điểm trường Poọng (Trường Mầm non Giao Thiện) chăm sóc các cháu ở khu dân cư Muỗng đang theo học ở trường

Chúng tôi đến khu dân cư Muỗng vào một buổi sáng se lạnh. Con đường dẫn vào đây quanh co, gập ghềnh với những con dốc dựng đứng và những con suối chảy xiết. Phải mất hơn ba giờ đồng hồ băng rừng, lội suối, chúng tôi mới đặt chân đến nơi được ví như "ốc đảo" tách biệt giữa núi rừng Chiềng Lằn, xã Giao Thiện (Lang Chánh).

Khung cảnh đầu tiên hiện ra, là những nếp nhà sàn cũ kỹ, lụp xụp nép mình dưới tán cây rừng. Trong không gian tĩnh mịch, thi thoảng chỉ nghe tiếng róc rách của suối và tiếng trẻ con í ới gọi nhau. Cuộc sống của 15 hộ đồng bào dân tộc Thái nơi đây vẫn quẩn quanh với cảnh thiếu thốn, đói nghèo. Không có điện lưới, các gia đình phải tự chế tạo tua bin nhỏ đặt cạnh khe suối để lấy ánh sáng, nhưng nguồn điện chập chờn, lúc có lúc không. Những ngày mưa bão, cả bản chìm trong bóng tối.

Anh Lang Văn Dung (SN 1974) ngồi bên căn nhà gỗ cũ kĩ, cặm cụi nhồi giấy bìa vào các kẽ hở của căn nhà để che chắn gió lạnh. Gia đình anh có bốn miệng ăn, sống chủ yếu nhờ vào việc mò cua, bắt tép và hái măng trên rừng. Những ngày hết gạo, anh lại gùi lúa đi bộ gần 5km xuống trung tâm thôn để xay xát, rồi lại gùi gạo về. Cuộc sống cứ thế trôi qua trong vòng luẩn quẩn.

Người dân khu dân cư Muỗng phải gùi lúa, lội suối đến trung tâm thôn Chiềng Lằn mới xát được gạo.
Người dân khu dân cư Muỗng phải gùi lúa, lội suối đến trung tâm thôn Chiềng Lằn mới xát được gạo

Khó khăn chồng chất khó khăn, những đứa trẻ ở khu Muỗng càng thiệt thòi hơn. Không có trường học gần nhà, nhiều em phải vượt suối, đi bộ hàng giờ đồng hồ để đến lớp. Cô Lê Thị Huế, giáo viên điểm trường Poọng, chia sẻ: "Do điều kiện đi lại quá gian nan, nhiều em không thể đến trường đều đặn. Nhà trường thường xuyên kêu gọi các nhà hảo tâm tặng quần áo, chăn ấm để giúp các em bớt đi phần nào vất vả".

Nhận định về khó khăn ở khu Muỗng, bà Đinh Thị Hương - Chủ tịch UBND xã Giao Thiện cho biết: “Trước mắt, để giúp các hộ dân khắc phục khó khăn, chúng tôi sẽ ưu tiên hỗ trợ cây, con giống, giúp bà con cải tạo đất hoang hóa, làm đường ống dẫn nước tưới tiêu để thâm canh diện tích lúa nước, chủ động nguồn lương thực. Bên cạnh đó, là đưa các mô hình kinh tế mới vào sản xuất với mong muốn giảm tỉ lệ hộ nghèo trong khi chờ được di dời đến nơi ở mới”.

Người dân ở
Người dân ở "ốc đảo Muỗng" mong muốn được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước để sớm ổn định cuộc sống

Nói về dự án tái định cư cho đồng bào ở khu Muỗng, ông Phạm Hùng Sâm - Giám đốc Ban quản lý Dự án huyện Lang Chánh thông tin: Dự án khu dân cư bản Muỗng được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (nguồn vốn từ Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi), với tổng số vốn là 4,8 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, nhu cầu vốn để triển khai sau khi lập hồ sơ dự án lên tới hơn 6 tỷ đồng. Trong khi, nguồn ngân sách của huyện không thể cân đối được. Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành khảo sát, đánh giá lại dự án. Sau khi rà soát, tỉnh đã đồng ý cho chuyển đổi sang các dự án khác phù hợp hơn trên địa bàn. Đối với bà con khu Muỗng, hiện nay vẫn chưa có phương án hỗ trợ cụ thể.

Theo ông Sâm, Ban đang tham mưu cho UBND huyện vận dụng cơ chế linh hoạt, bố trí lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, kết hợp với nguồn vốn theo Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở  cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong năm 2024-2025 để cấp đất, làm nhà cho người dân khu Muỗng. 

"Với những hộ còn khó khăn về đất ở, chính quyền địa phương sẽ vận động người thân, dòng họ hiến đất. Những trường hợp còn lại, chính quyền sẽ bố trí quỹ đất trong quy hoạch để sắp xếp, ổn định cuộc sống cho bà con. Hi vọng, mọi việc rồi sẽ ổn với bà con khu Muỗng trong thời gian tới” - ông Sâm bày tỏ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những mái ấm trên đỉnh mây bay

Những mái ấm trên đỉnh mây bay

Suốt chặng đường lên Lùng Chin Thượng và Lùng Chin Hạ, Thiếu tá Nguyễn Thành Luận - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thàng Tín (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) say sưa kể cho tôi nghe về niềm vui của những hộ gia đình đã được cán bộ, chiến sĩ của Đồn hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố. Phải chăng vì thế mà cung đường bé như sợi dây giăng mắc nguyệch ngoạc từ trung tâm xã Thèn Chu Phìn lên tít những đỉnh mù sương ấy như gần hơn, thẳng ra và ngắn lại hơn bởi sự háo hức, mong chờ...
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus.
Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 18:35, 12/05/2025
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:34, 12/05/2025
Ngày 12/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (huyện Đức Cơ) tổ chức Chương trình “Tiết học biên cương” năm 2025.
Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác Dân tộc - Minh Anh-Nguyễn Thắng - 18:33, 12/05/2025
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn xã hội hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 18:32, 12/05/2025
Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 18:18, 12/05/2025
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Dân tộc - Tôn giáo - V. Long - 17:51, 12/05/2025
Khai giảng ngày 23/4 tại bản Nậm Pì, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Lớp truyền dạy truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice - “Câu chuyện đời người” cho dân tộc Mảng đã bế giảng sáng 12/5/2025.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 17:25, 12/05/2025
Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus. Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko chủ trì Lễ đón.
Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Thời sự - Hoàng Quý - 16:59, 12/05/2025
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Thời sự - Hoàng Quý - 16:58, 12/05/2025
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026.
Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - Minh Anh - 16:47, 12/05/2025
Sáng 12/5, nhân kỷ niệm lần thứ 2.649 Ngày đản sanh Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ban Thường trực Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).