Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bài thuốc dân gian từ cốt khí củ

Như Ý - 09:59, 12/01/2021

Cây cốt khí hay còn gọi là hổ trượng căn, điền thất, hoạt huyết đan, ban trượng căn…có vị đắng, tính ấm. Cây cốt khí thường mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta, rễ củ của loại cây này có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống u xơ, chống huyết khối. Thường được dùng để chữa phong thấp, chấn thương, huyết áp, viêm gan, điều hoà kinh nguyệt,… Dưới đây là những bài thuốc dân gian từ cốt khí củ để bà con tham khảo.

Bài thuốc dân gian từ cốt khí củ

Chữa đau nhức xương do phong thấp: Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày, ngày 1 thang. Dùng liền10 ngày.

Chữa va đậm bầm tím bên ngoài: Cốt khí củ 20g, lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày để giảm đau, tan huyết ứ.

Hỗ trợ trị viêm gan siêu vi thể vàng da: Cốt khí củ 20g, lá liễu tươi 30g, địa cam thảo tươi 30g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 10-15 ngày.

Hỗ trợ điều trị xơ gan: Cốt khí củ 20g, đan sâm 15g, hồng hoa 3g, chỉ sát 10, trạch tả 15g, trư linh 30g, trần bỡ 6g, sơn tra 15g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trong vòng 1 tuần.

Cách chữa sưng vú: Cốt khí củ 12g, rễ cây lá lốt 10g, hạt muồng 12g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa phong thấp, viêm khớp, đau chân: Củ cốt khí 15g, cây bìm bìm 10g, cây gối hạc 15g, mộc thông 10g. Sắc tất cả dược liệu với 4 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày. Chúng ta có thể sử dụng các vị trên ngâm rượu uống cũng có tác dụng tương tự. Ngoài công dụng của cốt khí củ giúp chữa đau nhức xương thì vị thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa về giãn cơ, giãn xương như chân tay sưng tấy đỏ.

Chữa chấn thương, tụ máu bầm chân tay: Cốt khí củ khoảng 30 gam, với cây bìm bìm, cây gối hạc mỗi loại 20 gam, mộc thông. Sắc với khoảng 2 lít nước. Đun thuốc cho đến khi cạn còn 1 lít thì chia làm 2 lần uống sáng chiều.

Chữa đau bụng do ứ huyết: Củ cốt khí 10 gam, lá móng 10 gam. Sắc chung với một chút rượu trong khoảng 15 phút rồi chia làm 2 lần uống. Thuốc sẽ có tác dụng rõ rệt ngay sau 2,3 ngày uống thuốc.

Hạ huyết áp, ổn định huyết áp: Củ cốt khí với trục diệp, lá tre, gừng tươi, thổ phục linh, mỗi loại 5g để dùng. Sắc chung với một ít nước để dùng hàng ngày. Bài thuốc này thích hợp cho những người có huyết áp lên xuống không ổn định, lượng đường huyết trong cơ thể thay đổi thất thường. Cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đầu óc choáng váng, đứng không vững, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ….

Trị viêm gan do thấp nhiệt: Bán chi liên 20g, hồng táo 20g, cốt khí củ 20g, phục linh 10g, nhân trần 20g, đan sâm 20g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, hy thiêm 20g, kim tiền thảo 20g, hoạt thạch 10g, hoắc hương 6g, cam thảo 6g, đại hoàng 5g. Sắc với lượng nước vừa đủ, uống nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.

Chữa bỏng lửa và bỏng nước: Củ cốt khí và dầu lạc. Đem rán củ cốt khí trong dầu lạc, sau đó để nguội và lấy dầu thoa lên vết bỏng. Kiên trì sử dụng hàng ngày cho đến khi vết bỏng mờ dần và da lành hẳn.

Chữa bầm máu do té ngã: Củ cốt khí, hồng hoa, một dược, củ cốt khí và nhũ hương, gia giảm liều theo từng trường hợp bệnh. Đem sắc các vị với nước trong khoảng 15 phút và chia dùng hết trong ngày.

Chữa rắn độc và ung nhọt: Dược liệu gồm có bồ công anh, cốt khí củ, liên kiều và kim ngân hoa. Dùng các dược liệu tươi đem rửa sạch, để ráo nước và giã nát rồi đắp lên da.

Trị viêm họng gây ho: Hoàng cầm tỳ bà diệp, cốt khí củ và ngân hoa. Sắc tất cả dược liệu và uống hàng ngày, dùng trong nhiều ngày cho đến khi khỏi.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ: Cốt khí củ, lá lốt, cỏ xước, dây đau xương mỗi loại 15g. Sắc với 1 lít nước, khi nào nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc và chia uống 2 lần trong ngày.

Lưu ý:

Cây cốt khí có tác dụng hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ mang thai. Sử dụng có thể tăng co bóp tử cung và gây sảy thai, sinh non.

Mặc dù cốt khí củ có tác dụng tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh hay sưng vú,… Song, vì tính dược liệu trong dược liệu dễ khiến cơ thể mẫn cảm, khó khăn trong việc mang thai khi quá lạm dụng.

Tránh dùng đồng thời với các loại thuốc chống đông máu và thuốc co mạch, không dùng cho người bị rong kinh.

Hạn chế không sử dụng vị thuốc này cho trẻ dưới 13 tuổi, vì cây có thể gây đột biến, biến đổi mà chúng ta không thể lường trước được.

Khi dùng dược liệu phải sao kỹ để giảm bớt anthranoid, nếu dùng sống dễ bị đi ngoài phân lỏng.

Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút, uống thuốc khi nóng.Tuy nhiên nên tốt nhất là uống lúc thuốc còn nóng. Không dùng thuốc đã để qua đêm vì các vi sinh vật lên men có thể gây đầy bụng, đau bụng.

Khi đang dùng thuốc nên kiêng ăn một số loại thực phẩm như đồ cay, rau muống, đồ tanh, đỗ xanh, rượu, bia và các chất kích thích làm mất tác dụng của thuốc hoặc phản tác dụng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường sức khỏe cùng cây mật nhân

Tăng cường sức khỏe cùng cây mật nhân

Mật nhân hay còn được gọi với tên khác là bách bệnh, mật nhơn; cây bá bệnh... có vị đắng, tính ôn. Theo y học cổ truyền, cây mật nhân được biết đến với nhiều công dụng như khí huyết lưỡng hư, cơ thể yếu mệt, thiếu máu, ăn uống kém, khó tiêu, các bệnh tả, lỵ… Sau đây là một số bài thuốc từ cây mật nhân mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công, khánh thành 80 công trình trọng điểm trên cả nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công, khánh thành 80 công trình trọng điểm trên cả nước

Sáng 19/4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Sôi nổi chương trình Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hậu Giang

Sôi nổi chương trình Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hậu Giang

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 30 phút trước
Tối 18/4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã tổ chức chương trình Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh, hưởng ứng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4”.
Kiên quyết đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân

Kiên quyết đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân

Thời sự - Hương Trà - 2 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg ngày 19/4/2025 về vụ án đối tượng mua bán trái phép chất ma túy tấn công lực lượng thi hành công vụ tại tỉnh Quảng Ninh.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Media - BDT - 19:49, 18/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Media - BDT - 19:40, 18/04/2025
Lễ hội Roóng Poọc hay còn gọi là Lễ hội Xuống đồng của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng Thổ địa - thần cai quản địa bàn để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…
Vụ sản xuất thuốc giả quy mô

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô "khủng": Thuốc chữa xương khớp chủ yếu thành phần chất "cấm" dùng trong Đông y

Pháp luật - Minh Nhật - 19:34, 18/04/2025
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc Đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong Đông y.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Tin tức - Văn Hoa - 19:33, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 5, đã tiếp xúc cử tri các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức trước kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa XV, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khởi nghiệp - T.Nhân - H.Trường - 19:29, 18/04/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo về việc triển khai kế hoạch công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:28, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2025, với chủ đề “Cùng Sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Ẩm thực - Đào Văn Hậu - 19:27, 18/04/2025
Trong kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam, gỏi lá Kon Tum là một món ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc… Đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên mà còn được thưởng thức món ăn đặc biệt này - một nét đặc sắc không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 18/04/2025
Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).