Bài thuốc trị chấn thương do té ngã: Rễ cây thuốc mọi 60g. Đun lấy nước uống, có thể dùng thêm lá tươi giã và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức.
Trị viêm thận phù thũng: Toàn cây thuốc mọi 30 - 60g. Sắc lấy nước và uống khi thuốc còn ấm.
Trị đau nhức: Rễ (mùa lạnh) và cành lá (mùa nóng). Rễ giã nát còn cành lá đem sao cho nóng rồi xoa và đắp lên rốn của người bệnh. Ngoài ra, đem lá cây thuốc mọi hun cho nóng rồi trải lên chiếu cho người bệnh nằm sẽ giảm đau nhức.
Trị bong gân và khớp sưng đau: Lá cây cơm cháy và vài củ hành. Đem lá dược liệu cắt nhỏ, giã nát cùng với hành. Sau đó đem đắp lên chỗ đau nhức và băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Trị tiểu tiện nhỏ giọt: Rễ cây cơm cháy 90 - 120g, dạ dày lợn 1 cái. Đem hầm dược liệu với dạ dày lợn cho mềm, thêm gia vị vào và chia thành nhiều lần ăn trong ngày.
Tác dụng nhuận tràng, trị táo bón: Hoa, quả 15g hoặc vỏ cây 15 - 20g. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, ngưng bài thuốc khi quá trình đại tiện bình thường trở lại.
Sát khuẩn và giảm ngứa da: Lá cơm cháy tươi. Rửa sạch, nấu nước tắm hằng ngày. Bài thuốc này thường được áp dụng cho phụ nữ sau khi sinh nở.
Chữa bệnh ghẻ lở: Lá cây thuốc mọi 20g. Sắc lấy nước ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 5 ngày.