Sắc màu 54 -
Minh Triết - Dương Võ -
14:32, 22/08/2024 Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các kỳ thi đấu vào dịp Lễ hội Ooc Om Bok được lưu giữ tại các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, anh Kim Hưng, ấp Trà Canh A2, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã thiết kế và làm ra những chiếc ghe mô hình thu nhỏ. Thời gian đầu, anh chỉ tặng cho các chùa nhằm lưu giữ hình ảnh các ghe chiến thắng, qua đó góp phần bảo tồn, quảng bá hình ảnh về ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer.
Sau khi Chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu) được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long, không ít ý kiến cho rằng, Bạc Liêu có nhiều lợi thế để xây dựng sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer. Sớm làm được điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho du lịch của tỉnh Bạc Liêu, cũng như bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
Media -
Thúy Hồng -
17:30, 30/05/2024 Đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, trong đó đông nhất ở tỉnh Sóc Trăng. Dân tộc Khmer có truyền thống văn hóa lâu đời, đặc sắc, phong phú, thể hiện trong nghệ thuật ca múa nhạc, văn học, lễ hội, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc chùa, trang phục truyền thống…
Media -
BDT -
22:53, 08/10/2021 Với hơn 1,3 triệu người, đồng bào Khmer sinh sống tập trung ở Tây Nam Bộ. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, đồng bào nơi đây vẫn lưu giữ và phát huy được nhiều nét văn hóa đặc sắc, góp phần làm phóng phú nền văn hóa của cộng các dân tộc Việt Nam.
Trong khi ở nhiều địa phương , lĩnh vực bảo tồn văn hoá nghệ thuật truyền thống đang "khát" nhân lực trẻ thì tại tỉnh Sóc Trăng - nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất nước, có nhiều thanh niên còn rất trẻ vừa tham gia vừa biểu diễn văn nghệ, vừa tập luyện các điệu múa truyền thống đăng tải lên các trang mạng xã hội để lan tỏa tình yêu văn hoá dân tộc.
Trên đường vào các phum sóc của người Khmer, cứ khoảng vài cây số, người ta lại bắt gặp một Thala nằm lặng lẽ ven đường. Mỗi Thala có một câu chuyện riêng, chất chứa tình người, gắn liền với nhịp sinh hoạt của cư dân xung quanh...
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Trong số gần 700 hiện vật đang được trưng bay tại Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh, có không ít hiện vật do nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Lâm Phen, ở ấp Ba Sê A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh công phu sưu tầm, phục chế. Trong đó đáng kể và giá trị nhất là những loại nhạc cụ, phục trang mão (mũ), mặt nạ truyền thống của người Khmer Nam bộ.
Hiện nay, cả nước chỉ có hai bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer, một ở Sóc Trăng và một ở Trà Vinh. Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh được xây dựng từ năm 1995 nằm trong quần thể khu di tích văn hóa cấp quốc gia Chùa Âng và thắng cảnh Ao Bà Om.
Giữa dòng chảy tấp nập của cuộc sống đô thị, đồng bào Khmer - cộng đồng có dân số đứng thứ 3 trong 51 dân tộc thiểu số đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh luôn gìn giữ cho mình những nét văn hoá truyền thống.
Cộng đồng người Khmer Nam Bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đồng bào Khmer ở Nam Bộ đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, như hát múa rô băm, nghệ thuật kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, văn học dân gian…
Trà Vinh có gần 330.000 người dân tộc Khmer (chiếm 31%), với 143 chùa Khmer kiến trúc độc đáo. Chùa không những là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Phát huy những lợi thế về kiến trúc văn hóa tâm linh, tỉnh Trà Vinh đã khai thác để mời gọi du khách đến trải nghiệm và khám phá.