Giải trí -
Nguyễn Quang Vinh -
08:07, 03/07/2024 Tây Nguyên trong những ngày hè đầy nắng gió, đi đến buôn làng nào cũng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ đang nô đùa, hoà nhập cùng thiên nhiên hoặc vui chơi những trò chơi truyền thống. Thay vì mải miết với màn hình điện thoại, tivi... những trẻ em nơi đây biết tạo cho mình những trò chơi bổ ích, rèn được kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp gắn bó tập thể, góp phần gìn giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang triển khai phục dựng, phát triển các trò chơi dân gian của đồng bào DTTS. Điều này góp phần không nhỏ để bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc trong nhịp sống hiện đại, khuyến khích phong trào luyện tập và thi đấu thể dục thể thao trong Nhân dân.
Trò chơi dân gian của các DTTS có tác dụng gắn kết cộng đồng, rèn luyện sức khỏe, tạo không khí sôi nổi phấn khởi, giáo dục tinh thần kỷ luật đối với người tham gia.
Nhân Kỷ niệm 86 năm thành lập tổ chức đảng đầu tiên huyện Võ Nhai (mùa Xuân 1937 - 2023) và 78 năm ngày thành lập chính quyền cách mạng huyện Võ Nhai (21/3/1945 - 21/3/2023), tối 17/3, tại Hồ sinh thái - Công viên cây xanh huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã diễn ra khai mạc Lễ hội “Võ Nhai nơi cội nguồn” năm 2023.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 27 - 29/1/2023 (tức ngày mùng 6, 7, 8 tháng Giêng năm Quý Mão) tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, với rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, trò chơi dân gian với nội dung phong phú, mang đặc sắc của nền văn hóa đất cổ Mường Bi.
Tin tức -
Vàng Ni - Thảo Quyên -
05:27, 20/11/2023 Vừa qua, chương trình Giao lưu trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam - Hàn Quốc đã được tổ chức tại di tích Quốc gia đặc biệt Đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội).
Theo kế hoạch, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 12 - 14/8/2023, tại Bình Định, với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố, gồm: Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Hiện nay, các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tưng bừng diễn ra Ngày hội văn hóa các DTTS với sự tham gia của hàng ngàn nghệ nhân đến từ các thôn làng.
Trong 2 ngày 8 và 9/3, tại quảng trường trung tâm, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã diễn ra Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc lần thứ XXI năm 2023. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và du khách các địa phương tham gia hưởng ứng.
Trong hai ngày 20, 21/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, người dân khắp nơi lại nô nức về tham dự lễ hội Trò Trám, hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc”. Đây là lễ hội độc đáo bậc nhất, được tổ chức nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt.
Trò chơi dân gian gắn liền với bao thế hệ trẻ em, gắn với ký ức tuổi thơ của mỗi người nơi làng quê. Trẻ em người Chăm cũng vậy, lớn lên ở miền quê có cánh đồng lúa, góc sân và khoảng vườn, những cây cỏ, đất sét, hạt sỏi… được trẻ em tận dụng để sáng tạo ra những trò chơi dân gian giữa những ngày Hè đầy nắng gió.
Ngày 19/2 (tức ngày 29 tháng Giêng), tại Khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), đã diễn ra Hội làng Bằng Cả năm 2023. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Dao Thanh Y nơi đây.
UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) vừa ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND về Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2022. Theo đó, Tuần lễ được tổ chức từ ngày 11 - 17/11, trong đó, trọng điểm là từ ngày 11 - 13/11, tại nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya.
Trong 2 ngày 27 và 28/11, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tổ chức Ngày hội Văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Sán Dìu huyện Vân Đồn năm 2021 tại xã Bình Dân. Tại Ngày hội, một đám cưới cổ của người Sán Dìu đã được tái hiện, cùng với nghi lễ cầu cho trời đất mưa thuận gió hòa.
Photo -
Hà Minh Hưng -
18:50, 23/06/2022 Mùa hè của trẻ em miền xuôi thường được cùng gia đình đi du lịch, mua sắm, về quê thăm ông bà hay tham gia các lớp trải nghiệm… Nhưng với trẻ em vùng cao Lai Châu, ngày hè vẫn là những trò chơi dân gian trên nương, là những buổi chiều vắt vẻo trên lưng trâu lững thững về bản, là công việc thường ngày phụ giúp gia đình. Tuy mệt nhọc, nhưng với các em là cả một bầu trời tuổi thơ trong trẻo…
Từ lâu nay, khi tết đến xuân về, đồng bào dân tộc Mông lại tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Ném pao, đẩy gậy, rồng ấp trứng, bắn nỏ... Đặc biệt, là trò chơi tu lu thu hút đông đảo người dân tham gia, được lưu truyền gìn giữ như một nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Mông.
Thể thao -
Lam Anh (t/h) -
11:06, 13/12/2021 Đến với những lễ hội của người Mông, du khách không chỉ được níu chân bằng những điệu khèn, điệu múa mà còn được hòa mình vào những trò chơi dân gian đặc sắc. Lý thú hơn cả là trò chơi "rồng ấp trứng" chỉ riêng đồng bào Mông vùng cao Tây Bắc mới có.
Photo -
Thùy Anh -
10:40, 01/02/2023 Ngày 31/1/2023 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng Xuân Quý Mão), trong không khí tưng bừng mừng Đảng, mừng Xuân và chào mừng Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) tổ chức phục dựng Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông.
Photo -
Văn Hoa -
14:14, 25/12/2021 Đẩy gậy là trò chơi dân gian yêu thích của đồng bào dân tộc Mông. Tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021 tại Lai Châu, đoàn đại biểu của 11 tỉnh tham dự Ngày hội đã tổ chức thi trò chơi đẩy gậy và nhận được sự quan tâm, cổ vũ nhiệt tình của người dân và du khách.
Các dân tộc thiểu số Hà Giang có nhiều trò chơi dân gian được đồng bào tổ chức trong những dịp hội hè hoặc ngày Xuân. Đối với đồng bào Mông có một trò chơi dân gian được nhiều người yêu thích, đó là đánh yến.