Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Tu lu - trò chơi dân gian của dân tộc Mông

Nga Anh (T/h) - 11:19, 13/07/2021

Từ lâu nay, khi tết đến xuân về, đồng bào dân tộc Mông lại tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Ném pao, đẩy gậy, rồng ấp trứng, bắn nỏ... Đặc biệt, là trò chơi tu lu thu hút đông đảo người dân tham gia, được lưu truyền gìn giữ như một nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Mông.

Trẻ em dân tộc Mông chơi tu lu
Trẻ em dân tộc Mông chơi tu lu (Ảnh TL)

Con tu lu đã gắn liền với tuổi thơ mỗi người dân tộc Mông, khi 5- 6 tuổi, những đứa trẻ Mông đã được bố mẹ, ông bà làm cho tu lu để chơi cùng bạn bè.

Trò chơi tu lu đòi hỏi người chơi không những phải có thể lực tốt mà còn phải có sự khéo léo, phán đoán chính xác. Do khi chơi tu lu thường va đập mạnh, nên người chơi thường chọn những loại gỗ cứng, dẻo như: Nghiến, đinh, sến... để làm tu lu. Sau khi chọn được gỗ sẽ đẽo gọt tạo thành hình dạng con quay có hai đầu, đầu nhọn đóng một chiếc đinh cứng làm điểm quay, đầu còn lại được gọt bằng làm điểm đánh của những người chơi khác.

Con tu lu
Con tu lu

Con tu lu được đẽo gọt to, nhỏ khác nhau để phù hợp với thể lực của từng người chơi, trung bình nặng từ 300g - 500g. Dây quay tu lu trong tiếng Mông gọi là lua, được se bằng sợi lanh, dài hơn 1 mét, nối với một đoạn gậy (tiếng Mông gọi là pa) làm bằng cành cây cứng, hay cành trúc thẳng, nhỏ, cỡ bằng ngón tay cái, dài khoảng 40-60 cm. Để có lực quay tốt nhất, dây quay phải đảm bảo độ dài, chắc và phải mềm, đầu dây cuốn vào con tu lu được buộc vào một chiếc lông gà trống dài khoảng 10- 15 cm, khi cuốn vào quay, lông gà thấm nước tăng độ dính bám (ma sát) vào tu lu, không trơn trượt khi cầm trên tay. Sân chơi tu lu thường là một bãi đất rộng, mặt sân bằng phẳng, xung quanh rộng rãi, đảm bảo an toàn cho cuộc chơi và đủ rộng cho người xem đến cổ vũ.

Trước đây, tu lu được chơi khá phổ biến, nhưng lối chơi đơn giản, thường chia ra làm 2 đội, mỗi đội từ 3 - 5 người chơi. Trò chơi tu lu có nhiều cách chơi và hình thức thi khác nhau tùy vào mỗi vùng, song phổ biến vẫn là thi biểu diễn và thi chọi quay... Phần thi biểu diễn tu lu, thường chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội 3 - 5 người, lần lượt từng người tham gia cuộc thi biểu diễn quay tu lu xuống sân chơi, tu lu đội nào quay được nhiều thời gian nhất sẽ là đội thắng cuộc. Còn để thể hiện được tài năng thực sự của người chơi, sẽ là phần thi chọi tu lu. Phần thi này có hai cách chơi là chọi tu lu tĩnh (tiếng Mông gọi là tàu tùa) và chọi tu lu động (tàu lua).

Thi chọi tu lu
Thi chọi tu lu

Hiện nay, thi đấu tu lu thường chơi theo hình thức chọi tu lu động, hình thức này chia ra làm hai đội, khi chơi cử nhóm trưởng rút thăm xem ai được quyền ưu tiên. Đội ưu tiên là đội được dùng tu lu để chọi trước, đội còn lại phải quay tu lu để đội bạn đánh. Theo hình thức thi đấu 3 vòng, trước tiên phải kẻ 1 vòng tròn có đường kính 50 cm để quay tu lu vào trong vòng tròn. Mỗi vòng thi sẽ cách nhau khoảng 2-3 m. Vòng thứ nhất con tu lu được quay sẽ cách vạch của đội bạn đánh khoảng 3 mét (gọi là pà); vòng 2 cách khoảng 6 mét (gọi là cầu); vòng 3 cách khoảng 9 mét (gọi là ma). Vòng 3 sẽ là vòng thử thách và được chú ý nhiều nhất, bởi vòng này cần sự khéo léo cùng với sức mạnh, độ phán đoán chính xác của người chơi để đánh trúng tu lu của đội bạn. Nếu người chơi ai chọi đánh trúng tu lu của đội bạn thì được tính điểm và thi tiếp ở cự ly dài hơn, nếu chọi 3 lần không trúng thì không có điểm, ngược lại, sẽ phải quay tu lu để đội bạn đánh. Cứ như vậy, đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.

Động tác ném tu lu phải mạnh, dứt khoát
Động tác ném tu lu phải mạnh, dứt khoát

Trò chơi tu lu không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên khi đã vào thi đấu thì thường chọn những người có sức khỏe và có nhiều kinh nghiệm để chơi. Còn bình thường khi chơi giao lưu thì già trẻ, lớn bé đều có thể tham gia chơi đánh tu lu trong tiếng hò reo cổ vũ của người xem.

Ngày nay, đánh tu lu của đồng bào dân tộc Mông đã và đang trở thành trò chơi được nhiều người yêu thích, thu hút đông đảo các dân tộc khác đến xem và tìm hiểu. Song để gìn giữ và phát huy những giá trị mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, rất mong các cấp, các ngành quan tâm để trò chơi tu lu trở thành môn thể thao thi đấu trong các ngày hội văn hóa, góp phần xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giải thưởng Cống hiến âm nhạc 2023

Giải thưởng Cống hiến âm nhạc 2023

Giải thưởng Cống hiến âm nhạc 2023 tôn vinh Tùng Dương là Nam ca sĩ của năm, Hoàng Thùy Linh là Nữ ca sĩ của năm, Khắc Hưng là Nhạc sĩ của năm, MONO là Nghệ sĩ mới của năm; cùng với các hạng mục Chương trình của năm (Tri âm), Nhà xuất bản của năm (DTAP), Bài hát của năm (Bên trên tầng lầu), Music Video của năm (Gieo quẻ), Album của năm (Link). Lễ trao giải diễn ra tối 30/3, tại TP Hồ Chí Minh.
Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Pháp luật - PV - 2 phút trước
Ngày 31/3, Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn, lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi video với nội dung vay, mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội.
18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc

18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc

Sức khỏe - PV - 3 phút trước
Ngày 31/3, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam Nguyễn Hữu Trung cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc thức ăn khiến 18 em học sinh nhập viện.
Gia Lai: Xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hộ nghèo huyện Ia Pa

Gia Lai: Xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hộ nghèo huyện Ia Pa

Nhịp cầu nhân ái - Ngọc Thu - 4 phút trước
Ngày 31/3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phối hợp với Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Hội LHPN huyện Ia Pa khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” và tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo tại địa phương.
Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 10 phút trước
Ngày 31/3, Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có Chủ tịch Công Đoàn viên tỉnh Đắk Lắk Phan Minh; Phó trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh và 24/24 đoàn viên Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc. Sau nửa ngày làm việc tích cực, Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc Đắk Lắk kết thúc thành công, tốt đẹp.
Kích cầu du lịch hướng tới Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa

Kích cầu du lịch hướng tới Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa

Du lịch - Trọng Bảo - 30 phút trước
Hướng tới Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa (1903 - 2023), chiều ngày 31/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sun Group Vùng Tây Bắc tổ chức chương trình Hợp tác kích cầu du lịch. Chương trình có sự tham gia của hơn 70 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại thị xã Sa Pa, nhằm cam kết đưa ra các chương trình ưu đãi, giảm giá xuyên suốt năm 2023, thu hút du khách đến với Sa Pa, Lào Cai.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tin tức - Mai Hương - 45 phút trước
Ông Đoàn Minh Huấn - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản vừa được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại Trại giam Ngọc Lý (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023.
Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Kinh tế - Nguyễn Văn Chiến - 1 giờ trước
Theo chân Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái) Đào Thị Thu Thủy tới thăm mô hình nuôi ong rừng lấy mật của gia đình anh Sùng A Khày, xã Khao Mang, càng thấy rõ hơn sự quyết tâm thoát nghèo, làm giàu của anh Khày cũng như đồng bào Mông trên đỉnh núi Háng Cháng Lừ.
Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Sức khỏe - Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Từ hàng trăm nay nay, đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã biết sử dụng các loại cây có hoạt tính cao để bào chế các loại thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Mỗi gia đình người Chăm đều có một bí quyết bốc thuốc riêng, tuyệt đối không truyền cho người ngoài.
Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 2 ngày, 30 và 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trên địa bàn tỉnh năm 2023.