Đã thành thông lệ, vào ngày Quốc khánh 2/9 hằng năm, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam và một số huyện từ tỉnh Lạng Sơn lại hẹn nhau tụ họp về khu vực Quảng trường trung tâm thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang để cùng chung vui, giao lưu ca hát, thi đấu thể dục, thể thao. Các hoạt động diễn ra sôi động, thể hiện sự hân hoan, hứng khởi, tạo thành không gian văn hóa đậm đà bản sắc ít nơi có.
Những năm qua, phong trào bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trở nên sôi nổi, góp phần nâng cao mức thụ hưởng văn hóa cho đồng bào DTTS. Có được những kết quả đó một phần lớn nhờ các nghệ nhân đã tâm huyết, nỗ lực phát huy tốt vai trò của mình, trong đó tiêu biểu là Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Trần Thị Nam.
Sinh sống và lập nghiệp tại thôn nghèo thuần nông Thảo Hai, xã Bắc An, huyện Chí Linh (Hải Dương), chị Từ Thị Liên (sinh năm 1975) dân tộc Sán Dìu rất hiểu những khó khăn về điều kiện canh tác, tư liệu sản xuất của người nông dân ở vùng toàn đất đồi núi này. Không để cái khó, cái nghèo đeo bám cuộc sống..., chị Liên đã tìm ra hướng phát triển kinh tế, với quyết tâm đưa gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, thiếu thốn.
Media -
BDT -
20:00, 30/10/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giáo dục -
Chí Tín - Vũ Mừng -
06:13, 22/01/2024 Đạt 36,1 điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Lê Thị Thuỳ Châm, dân tộc Sán Dìu đã trở thành sinh viên năm thứ nhất Khoa ngôn ngữ Hàn Quốc – Trường Đại học Hà Nội. Châm chia sẻ việc đăng ký học chuyện ngành này, vì ước mơ sau khi ra trường sẽ có cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ra Thế giới
Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Hát Soọng cô là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu, là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá hát Soọng cô những năm qua luôn được chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện duy trì và phát triển.
Tin tức -
Văn Hoa -
06:00, 27/03/2024 Ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Lễ hội Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tam Đảo đã tổ chức Hội thi làm bánh chưng gù, bánh gio, bánh giầy của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hội thi nằm trong khuôn khổ Lễ hội Tây Thiên năm 2024.
Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Xã hội -
Mỹ Dung -
05:56, 04/01/2024 Theo phản ánh của nhiều hộ dân người Sán Dìu ở thôn Thác Bạc, xã Dương Huy, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh), các hộ đang phải sống trong thường trực nỗi lo do tuyến kè thi công nửa vời nên hệ thống tràn xả lũ của hồ Cao Vân, đang có dấu hiệu uy hiếp nghiêm trọng sự an nguy của các hộ dân vào mùa mưa lũ.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 41 thành phần dân tộc cùng sinh sống, với gần 55.400 người (chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh), trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Sán Dìu (chiếm hơn 80%). Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS nói chung, của đồng bào dân tộc Sán Dìu nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Media -
Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng -
18:05, 11/07/2023 Người Sán Dìu cư trú tập trung tại các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang… Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, tổng dân số người Sán Dìu trên cả nước là 183.004, tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 89,8%. Tiếng nói của dân tộc Sán Dìu thuộc nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng.
Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu, vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) hát dân ca Soọng cô thôn Xạ Hương, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã mở lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết và hát dân ca Soọng cô cho thế hệ trẻ.
Thực hiện chương trình công tác năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, ngày 30/4 - 1/5, Trung tâm kết hợp với Hội Tuổi trẻ Sán Dìu - Kết nối từ bản sắc tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu cộng đồng tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
“Tôi chỉ ước mong được ông trời cho có sức khỏe tốt để tiếp tục theo đuổi đam mê bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu”, đó là tâm sự của Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Lê Đại Năm, dân tộc Sán Dìu, 55 tuổi, ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Người luôn trăn trở tìm cách “thắp lửa” cho giới trẻ ở quê hương giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
“Máy được gắn mô tơ điện, chỉ cần đặt tấm gỗ lên và di chuyển thanh trượt, gỗ được xẻ theo đường thẳng tắp mà không cần đánh dấu…”, đó là những mô tả về công năng của chiếc máy xẻ gỗ cải tiến, do anh Trương Văn Thủy ở thôn Còi Mò, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) sáng chế. Chiếc máy của anh Thủy đã giúp cho các xưởng gỗ tiết kiệm rất nhiều về tiền bạc và thời gian.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức ra mắt mô hình “Tổ liên kết sản xuất bánh tro, bánh chưng gù” đặc sản của người dân tộc Sán Dìu.
“13 năm gắn bó với tiếng Ả Rập và theo đuổi chuyên ngành được coi là khác lạ so với giới trẻ, tôi đã có cơ hội đặt chân tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ. Đây cũng là cơ hội để tôi đưa bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu nói riêng đến gần hơn với bạn bè thế giới”. Đó là những chia sẻ của cô Phạm Thị Thùy Vân, 31 tuổi, dân tộc Sán Dìu, tỉnh Thái Nguyên, Phó Trưởng Khoa Nhà nước và Văn hóa Ả Rập, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Media -
Văn Hoa -
19:46, 26/02/2023 Đối với người Sán Dìu, thầy cúng có một vị trí, vai trò rất quan trọng. Người muốn trở thành thầy cúng phải trải qua thủ tục bắt buộc là nghi lễ Cấp sắc để được thế giới thần linh chấp thuận, đồng thời, đánh dấu bước trưởng thành của họ trong cộng đồng người Sán Dìu.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) không còn biết nghe và nói tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là thực tế buồn, cho thấy lòng tự tôn và tình yêu văn hóa dân tộc ở một bộ phận giới trẻ đang giảm sút. Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có bảo tồn tiếng nói, chữ viết. Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho giới trẻ người DTTS, không chỉ phụ thuộc vào ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, mà của cả cộng đồng dân tộc.