Chiều ngày 19/10, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức buổi gặp mặt công chức, viên chức, người lao động các Vụ, viện, đơn vị nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2018).
Việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã và đang lan tỏa sâu rộng đến từng xóm làng, phum sóc trong tỉnh Kiên Giang. Trong đó có đông đảo bà con Khmer hưởng ứng, bằng những việc làm thiết thực như mô hình Tổ tiết kiệm "Ống tre Bác Hồ", mua bảo hiểm y tế cho hộ gia đình...
Trong thời gian qua, việc sử dụng giỏ nhựa đi chợ thay vì sử dụng túi nilon như trước đây đã thu hút được đông đảo các chị em hội viên phụ nữ thị trấn Quảng Phú, huyện CưM’gar (Đăk Lăk) tham gia. Việc làm này đã góp phần hạn chế sử dụng túi nilon, bảo vệ môi trường.
Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là phụ nữ DTTS vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản nhất. Dự án “Bứt phá” do Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Công ty P&G (Procter & Gamble), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên triển khai trong thời gian hai năm 2018-2019 với nguồn kinh phí là 200.000 USD (hơn 4 tỷ VNĐ) sẽ mở ra cơ hội để phụ nữ DTTS tiếp cận dịch vụ tài chính, thúc đẩy nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS.
Xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có hơn 78% dân số là dân tộc Khmer, sinh sống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội LHPN xã Tài Văn đã có những việc làm cụ thể, thiết thực thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia.
Được phát động từ đầu tháng 3/2018, Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã huy động được trên 7,5 tỷ đồng hỗ trợ phụ nữ các xã biên giới khó khăn.
Thời gian qua, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) ngày càng được nhân rộng.
Thời gian qua, ngành Y tế cùng với các cơ quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà. Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh vùng cao, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, tình trạng sinh con tại nhà vẫn diễn ra, kéo theo nhiều hệ lụy.
Thời gian qua tổ chức Hội Phụ nữ ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp cho chị em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát huy nội lực để vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc và tham gia xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Từ nhiều năm nay, ở xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà (Kon Tum), mô hình “Hai biết, hai hỗ trợ” đã hoạt động hiệu quả để giúp phụ nữ cùng nhau thoát nghèo. Đây là sáng kiến của Chi hội Phụ nữ thôn 4, xã Đăk Mar.
Trước đây xã Gia Sinh huyện Gia Viễn (Ninh Bình) là xã nghèo, bà con chủ yếu bám vào đồng ruộng để sống nên cuộc sống chẳng những khó khăn mà còn tù túng, lạc hậu.
Người dân bản Cẩm Ly, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) luôn dành cho chị Hồ Thị Thơi, người phụ nữ Vân Kiều nhiều tình cảm trân trọng. Chị là người phụ nữ có ý chí, nghị lực quyết tâm vượt qua khó khăn tìm hướng thoát nghèo, làm giàu cho gia đình; đồng thời sát cánh, chia sẻ cùng giúp bà con thoát được cảnh nghèo.
Huyện Krông Púk (Đăk Lăk) hiện có khoảng 8.300 hội viên Hội Phụ nữ, chủ yếu làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ nên đời sống còn nhiều khó khăn, nhất là các hội viên người DTTS.
Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo đang là phong trào có sức lan tỏa ở nhiều địa phương miền núi Nghệ An.
Trong cộng đồng người Hà Nhì, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn khá nặng nề.
Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Phù Yên (Sơn La) đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hà Giang, hiện nay, địa bàn tỉnh có trên 50% chị em phụ nữ DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mù chữ, tái mù chữ và không biết nói tiếng phổ thông, đây thực sự là khó khăn lớn trong cuộc sống hằng ngày của chị em. Từ thực tế trên, năm 2012, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo thực hiện điểm Cuộc vận động “Phụ nữ DTTS học chữ và nói tiếng phổ thông” tại xã Lùng Tám (Quản Bạ). Sau đó, nhân rộng đến các cấp Hội trong toàn tỉnh.
Trong những năm qua, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp về vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Từ đó, phụ nữ thuộc các xã biên giới trên cả nước nói chung, phụ nữ các xã biên giới tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã phát huy tốt vai trò trong công tác phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ an ninh trật tự vùng biên.
Nếu như ở các đô thị, ngày quốc tế phụ nữ (8/3) là một “đại tiệc” của chị em phụ nữ. Ở đâu, họ cũng nhận được những lời chúc mừng nồng thắm, những bông hoa rực rỡ hay những món quà sang trọng.
Chị em cần sự ủng hộ nhiều hơn nữa bằng những quan điểm, chính sách mang tính "cởi trói", cả trong tư duy lẫn thực tế.