Hàng chục trại lợn lớn nhỏ với đủ thứ không: Không phép; Không hố Biôga xử lý chất thải… đang ngày đêm “bức tử” nhiều hồ đập ở xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Đáng buồn, dù đã biết nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có phương án xử lý triệt để!
Ấy là tâm sự đầy quyết tâm của Lương Thị Hoài Thu – thủ khoa đầu vào, Trường Đại học Vinh. Không những thế, ba năm dưới mái trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT số 2 Nghệ An, Thu đều đạt kết quả học tập loại giỏi. Trong niềm vui và tự hào được ra Hà Nội dự Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu, xuất sắc lần thứ XI, năm 2024 được tổ chức vào ngày 28/12 tại Hà nội, Hoài Thu khẳng định: Học xong ra trường, em sẽ về quê, cống hiến sức trẻ để xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
21:08, 08/01/2025 Khi chúng tôi ngược núi trong cái lạnh se sắt cuối năm, thì những chuyến xe tải ì ạch đầy hàng cũng lặng lẽ đổ dốc. Và, trên đó, chúng tôi đã bắt gặp không chỉ gà, lợn, nếp nương, lá dong… mà còn là những cành đào rời núi mang theo chút hương sắc biên cương về xuôi.
Chiều 23/12, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt cấp huyện là người DTTS năm 2024.
Tin tức -
Khánh Ngân -
18:04, 12/12/2024 Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.
Để có nước mắm hạ thổ dùng trong ngày Tết, ngay từ đầu năm, người dân làng nghề ở Nghệ An phải chọn loại nước mắm ngon nhất, đóng vào chai kín rồi đem chôn xuống lòng đất cát. So với các loại nước mắm thường, nước mắm hạ thổ thơm ngon hơn và càng để lâu càng đậm đà.
Nhằm phát huy vai trò, vị trí của Người có uy tín trong cộng đồng dân cư, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu UBND tỉnh mở các hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực; để mỗi Người có uy tín là cánh tay nối dài chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mỗi người dân.
Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, thể thao vùng đồng bào DTTS&MN nhằm tạo ra không gia sinh hoạt chung là chủ trương rất được Nghệ An coi trọng trong những năm qua. Do đó, kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, sẽ là cơ sở để Nghệ An rà soát thực trạng dành nguồn lực nhằm củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa thể thao đáp ứng tối đa nhu cầu thụ hưởng của người dân.
Thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), từ nguồn kinh phí được giao trong các năm từ 2022-2024, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã chủ trì tổ chức thực hiện hiệu quả nhiều nội dung, tiểu dự án.
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình đường giao thông thôn ở các bản của huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) được đầu tư xây dựng, góp phần đến nay trên địa bàn huyện đã có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm.
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Sáng ngày 6/12, kỳ họp 25, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, trong phần trả lời chất vấn Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hoài Chung đã làm rõ về nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng y tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã chủ động xin rút khỏi danh sách xin Trung ương hỗ trợ gạo cứu đói. Không biết dịp Tết Nguyên đán 2025 này, có thêm những địa phương nào thoát khỏi tình trạng đến hẹn lại lên: xin hỗ trợ gạo cứu đói từ Chính phủ?
Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, nhiều nội dung tồn tại, vướng mắc liên quan đến đời sống dân sinh, chính sách cùa đồng bào DTTS được các đại biểu HĐND phản ánh, đồng thời đề xuất với tỉnh, thống nhất các biện pháp, cơ chế để giải quyết.
Từ dữ liệu trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội năm 2019, những năm qua, tỉnh Nghệ An tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Ơ Đu khởi sự kinh doanh, từng bước hòa nhập với kinh tế thị trường. Đây là hướng đột phá để giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Ơ Đu cần được quan tâm triển khai trong thời gian tới.
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
“Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, phấn khởi hiện rõ trong lời nói, biểu cảm của Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) Bùi Văn Hiền khi chia sẻ điều này với chúng tôi. Bởi chúng tôi hiểu, kết quả này không chỉ phản chiếu nhận thức, hành động của người dân đã thay đổi rõ nét, mà con cho thấy sự vào cuộc không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị với quyết tâm đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết vốn dai dẳng bao đời ở vùng đất này.
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Quế Phong đã tổ chức các hoạt động, giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều nội dung thiết thực liên quan đến đời sống dân sinh, trong đó nội dung tuyên truyền phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn được chú trọng, đề cập trong các hội nghị, các buổi tuyên truyền.