Tập huấn nâng cao năng lực, thành lập tổ nhóm sinh kế, duy trì tổ truyền thông cộng đồng, đối thoại chính sách… đang là những hoạt động trọng tâm của Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 ở Nghệ An. Những hoạt động này đang góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); giảm nghèo nhanh, bền vững gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc… là những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm mà huyện Anh Sơn (Nghệ An) xác định trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những mục tiêu đó đang được huyện triển khai đúng hướng và lộ trình.
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, có 2 nguồn vốn là vốn đầu tư và vốn sự nghiệp. Đối với vốn đầu tư đã giao giai đoạn 2022-2024 cho huyện Con Cuông hơn 296 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 215 tỷ đồng, đạt 72,7%. Còn vốn sự nghiệp đã giao 243 tỷ đồng, nhưng chỉ mới giải ngân được 39 tỷ đồng, đạt 16,1%.
Xã hội -
An Yên -
10:38, 06/11/2024 Một trong những nội dung được thiết kế trong Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, là tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Đây chính là diễn đàn quan trọng để người phụ nữ vùng đồng bào DTTS được lên tiếng, được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bản thân về cuộc sống gia đình, xã hội…, qua đó, các cấp, các ngành có những giải pháp giúp đỡ, tổ chức hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới.
Kinh tế -
An Yên -
14:07, 05/11/2024 Du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An ngày càng có nhiều du khách tìm đến bởi sự mới lạ, gần gũi với thiên nhiên. Sức hấp dẫn của loại hình du lịch này, đang được tiếp sinh lực để phát triển bền vững, lan tỏa bởi nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 1: 2021-2025.
Bằng sự vào cuộc, thống nhất của cả hệ thống chính trị, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các huyện miền núi vùng cao, biên giới Nghệ An đang tiếp tục triển khai lồng ghép nhiều giải pháp kéo giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở mức thấp nhất.
Trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, trong đó tranh thủ phát huy hiệu quả từ nguồn hỗ trợ các hoạt động theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS &MN giai đoạn 2021-2025… nhưng mỗi năm trên các bản làng miền núi xứ Nghệ, vẫn có hàng trăm trường hợp tảo hôn xảy ra. Điều này đang đặt ra thách thức không nhỏ về việc phải làm sao để kéo giảm tình trạng này ở mức thấp nhất.
Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, để tranh thủ và phát huy hiệu quả được nguồn lực này, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Chiều 31/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tham gia Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông; các vụ thuộc Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc.
Hàng chục ngàn hộ dân mất nhà cửa và tài sản sau thiên tai, đã tạo nên một diễn biến mới về gia tăng tỷ lệ hộ nghèo. Hàng loạt cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh bị hư hỏng… đang khiến nhiều địa phương chật vật khắc phục. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ để cần có một “kịch bản mới” về phát triển kinh tế hậu thiên tai.
Thời sự -
Lê Việt - An Yên -
19:36, 30/10/2024 Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban Dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong Đoàn.
Những công trình hạ tầng, những mô hình sinh kế đầu tư cho đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù ở Nghệ An đang được đưa vào hoạt động, góp phần làm đổi thay bộ mặt bản làng, đổi thay cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, để đồng bào được thụ hưởng nhiều hơn các chính sách của Đảng và Nhà nước, thì cần phải sớm tháo gỡ những vướng mắc liên quan.
Sau hơn 3 năm kể từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đọan I: từ năm 2021-2025, nhưng việc thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình ở Nghệ An vẫn chưa thể triển khai và giải ngân nguồn vốn do nội dung này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ngay từ khi triển khai và đến nay những khó khăn vẫn hiện hữu.
Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Ngày 25/10, tại thành phố Vinh, diễn ra Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS tỉnh Nghệ An năm 2024 trong không khí vui tươi, đoàn kết. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh - Vi Văn Sơn, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao, cùng các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã đến dự. Đặc biệt, Liên hoan còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của 250 nghệ nhân, diễn viên đến từ 11 huyện, thị vùng DTTS Nghệ An.
Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An rất chú trọng đa dạng, phong phú về chủng loại trong sản xuất nông nghiệp, nhưng do nhiều nguyên nhân, nông sản Nghệ An vẫn chủ yếu đang dừng lại ở xuất thô, giá trị thấp. Thiết lập được chuỗi liên kết trong sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình MTQG nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề được tỉnh Nghệ An đẩy mạnh.
Kinh tế -
An Yên -
08:29, 24/10/2024 Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.
Những cung đường được đầu tư, nâng cấp từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp kết nối, thông thương các bản làng xa xôi của miền biên viễn xứ Nghệ. Xe chúng tôi cũng đã từng bon bon trên nhiều cung đường như thế, chợt nhận ra rằng, điều này chẳng phải đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội rất lớn cho bà con vùng DTTS&MN Nghệ An sao...
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nhiều tỷ đồng, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở vùng DTTS Nghệ An. Nhờ thế, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, đồng bào được thụ hưởng tốt hơn những lợi ích từ các dự án mang lại.
Thực hiện Dự án 2 "Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tại Nghệ An có 4 dự án định canh, định cư được thực hiện tại 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Hiện nay cả 4 dự án còn gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để người dân sớm có cuộc sống ổn định, các địa phương cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm bàn giao mặt bằng cho người dân đến ở.