Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình đường giao thông thôn ở các bản của huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) được đầu tư xây dựng, góp phần đến nay trên địa bàn huyện đã có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm.
Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, thể thao vùng đồng bào DTTS&MN nhằm tạo ra không gia sinh hoạt chung là chủ trương rất được Nghệ An coi trọng trong những năm qua. Do đó, kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, sẽ là cơ sở để Nghệ An rà soát thực trạng dành nguồn lực nhằm củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa thể thao đáp ứng tối đa nhu cầu thụ hưởng của người dân.
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã chủ động xin rút khỏi danh sách xin Trung ương hỗ trợ gạo cứu đói. Không biết dịp Tết Nguyên đán 2025 này, có thêm những địa phương nào thoát khỏi tình trạng đến hẹn lại lên: xin hỗ trợ gạo cứu đói từ Chính phủ?
“Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, phấn khởi hiện rõ trong lời nói, biểu cảm của Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) Bùi Văn Hiền khi chia sẻ điều này với chúng tôi. Bởi chúng tôi hiểu, kết quả này không chỉ phản chiếu nhận thức, hành động của người dân đã thay đổi rõ nét, mà con cho thấy sự vào cuộc không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị với quyết tâm đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết vốn dai dẳng bao đời ở vùng đất này.
Sáng ngày 6/12, kỳ họp 25, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, trong phần trả lời chất vấn Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hoài Chung đã làm rõ về nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng y tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, nhiều nội dung tồn tại, vướng mắc liên quan đến đời sống dân sinh, chính sách cùa đồng bào DTTS được các đại biểu HĐND phản ánh, đồng thời đề xuất với tỉnh, thống nhất các biện pháp, cơ chế để giải quyết.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Quế Phong đã tổ chức các hoạt động, giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều nội dung thiết thực liên quan đến đời sống dân sinh, trong đó nội dung tuyên truyền phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn được chú trọng, đề cập trong các hội nghị, các buổi tuyên truyền.
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 "Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)… đang dần hiện thực hóa giấc mơ từ rừng của người dân xứ Nghệ.
Cùng với các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) an tâm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nổi bật là nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1; Nội dung hỗ trợ sinh kế tại Dự án 2; Nội dung giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Dự án 5…, đang tác động tích cực đến từng hộ đồng bào.
Hàng trăm sản phẩm gắn mác OCOP 3 sao, 4 sao đang tô điểm thêm cho bức tranh kinh tế nông nghiệp ở vùng miền núi Nghệ An thêm nhiều mảng sáng tiềm năng. Kết quả này có vai trò trợ lực quan trọng từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng tâm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN xứ Nghệ.
11 huyện miền núi ở Nghệ An có không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Di sản văn hóa phi vật thể nơi ấy rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Tuy nhiên, công tác kiểm đếm, kiểm kê đang gặp những bất cập nhất định; là thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, phục dựng và phát triển. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" cần phải nỗ lực rất lớn thì mới có hiệu quả.
Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", với việc triển khai nhiều phần việc cụ thể đang tiếp tục tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, đối với địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An còn quá nhiều khó khăn về mọi mặt, trong đó có cả sự vướng mắc về cơ chế khi triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ, thì nguồn lực này chưa thực sự giải quyết được những nhu cầu thực tế ở cơ sở.
Tính đến 20/11/2024, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã giải ngân được 97,36% nguồn vốn đầu tư phát triển và 43,99% nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã trở thành “đòn bẩy” giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất - xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến ngày 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.