Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn đang là vấn nạn ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An). Hàng chục trường hợp tảo hôn mỗi năm ở các bản làng không chỉ phản ánh một thực tế về nhận thức và suy nghĩ lạc hậu. Mà hệ lụy ấy còn mang đến bao câu chuyện buồn, xót xa về những đứa trẻ chưa kịp lớn đã vội vã lập gia đình, chưa kịp trưởng thành đã vội vã làm cha, làm mẹ…
Trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, trong đó tranh thủ phát huy hiệu quả từ nguồn hỗ trợ các hoạt động theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS &MN giai đoạn 2021-2025… nhưng mỗi năm trên các bản làng miền núi xứ Nghệ, vẫn có hàng trăm trường hợp tảo hôn xảy ra. Điều này đang đặt ra thách thức không nhỏ về việc phải làm sao để kéo giảm tình trạng này ở mức thấp nhất.
Bằng sự vào cuộc, thống nhất của cả hệ thống chính trị, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các huyện miền núi vùng cao, biên giới Nghệ An đang tiếp tục triển khai lồng ghép nhiều giải pháp kéo giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở mức thấp nhất.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong thanh, thiếu niên về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã tổ chức các Hội thi tìm hiểu pháp luật về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các cụm trường trên địa bàn. Hội thi là một trong những giải pháp, biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vốn đang có chiều hướng gia tăng trở lại tại huyện rẻo cao 30a này.
Từ nhận diện rõ nguyên nhân dai dẳng nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết để ngăn chặn; từng bước chấm dứt tình trạng này, huyện Con Cuông (Nghệ An) xác định, phải triển khai đồng bộ, lồng ghép các giải pháp bằng nhiều cách, bằng nhiều nguồn lực để thực hiện. Trong đó, nguồn trợ lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được địa phương phát huy cho hoạt động này.
Hàng trăm trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) trong mấy năm gần đây, khiến nhiều người lo ngại. Câu chuyện tồn tại dai dẳng dưới các bản làng mờ sương ở huyện rẻo cao này đang là thực trạng buồn, là nỗi đau của con trẻ, là hệ lụy của gia đình, cả xã hội, là nỗi trăn trở của cấp ủy, chính quyền địa phương...
Xã hội -
T.Hợp -
14:22, 30/03/2023 Ngày 29/3, tại huyện Mèo Vạc, Văn phòng Plan Hà Giang phối hợp với Ban điều hành dự án 2 huyện Yên Minh và Mèo Vạc tổ chức tổng kết dự án “Hỗ trợ trẻ em DTTS đến trường”.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, nhiều năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực xây dựng các mô hình can thiệp, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại các bản làng. Mô hình đã góp phần không nhỏ vào “cuộc chiến” chống lại vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Trao đổi với PV Báo Dân tộc và Phát triển về công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực thực hiện Đề án phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (giai đoạn 2015-2020), qua đó, giúp cho tình trạng này giảm hẳn. So với trước khi thực hiện đề án huyện Lang Chánh giảm 2,22% tỷ lệ tảo hôn (từ 6,68% xuống còn 4,46%); huyện Ngọc Lặc giảm 5,59% (từ 9,89% giảm xuống còn 5,59%)…; tình trạng hôn nhân cận huyết thống chỉ còn xảy ra với số lượng rất ít trên địa bàn vùng sâu, vùng xa ở một số huyện vùng cao biên giới.
Ka Thảo và Ka Uyệt cùng 21 tuổi, là con cô con cậu kết hôn với nhau, sống ở xã Phi Liêng (Đam Rông, Lâm Đồng). Con trai 4 tháng tuổi của họ bị sứt môi hở hàm ếch.
Sáng 14/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”. Bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số và bà Elisa Fernandez, Trưởng Văn phòng UN Women Việt Nam về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các Ban Dân tộc, cùng một số đại biểu tham gia công tác truyền thông tại địa phương.