Chương trình 134, 135… của Chính phủ đã khắc sâu vào tâm trí đồng bào các DTTS ở nước ta, bởi hiệu quả thiết thực, giá trị nhân văn cao cả. Không chỉ giảm hộ nghèo, chương trình, chính sách dân tộc còn hướng tới mục tiêu giúp đồng bào vươn lên làm giàu. Thời điểm hiện tại, các chương trình, chính sách dân tộc đã và đang thực hiện đã tác động tích cực, toàn diện lên đời sống của đồng bào DTTS trên toàn quốc, trong đó có đồng bào DTTS ở Hướng Hoá (Quảng Trị), làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS nơi đây.
Từ sự quyết tâm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều thay đổi.
Cũng như các địa phương khác, từ nửa cuối năm 2022, tỉnh Sơn La mới bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy thời gian triển khai chưa lâu, nhưng với nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, một số nội dung, dự án thành phần thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện hiệu quả. Trong quá trình triển khai các dự án, công tác giám sát được chú trọng, với phương châm “làm đến đâu, giám sát đến đó”.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc. Gần đây nhất, là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án đã và đang phát huy hiệu quả, cải thiện chất lượng đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Tin tức -
Văn Hoa - Việt Đức -
10:46, 15/11/2023 Thực hiện theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức năm 2023 của UBND tỉnh Hòa Bình, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình phối hợp với phòng Dân tộc các huyện đã tổ chức 04 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho gần 200 học viên là cán bộ làm công tác dân tộc trên địa bàn các xã của các huyện Yên Thủy, Cao Phong, Lương Sơn, Mai Châu.
Thời gian qua, công tác xóa nhà tạm, xây nhà mới cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn luôn được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Tại Điện Biên, cùng với nguồn lực của Nhà nước, các doanh Nghiệp, tổ chức, cá nhân, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn chính sách, từ xã hội hóa để hỗ trợ cho người nghèo.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vừng giai đoạn 2021- 2025 và các chương trình, dự án chính sách dân tộc. Qua đó đã phát huy các tiềm năng, lợi thế tại địa phương, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thái Nguyên là nơi sinh sống lâu đời của 46 dân tộc anh em. Địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, miền núi thuộc 5 huyện Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ… Đây là các khu vực kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực, chủ động thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS và miền núi giảm từ 19,22% năm 2016 xuống còn 3,21% vào cuối năm 2022.
Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện chuyển đổi số, trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh cũng đã bắt nhịp xu thế đó, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Sáng 27/10, tại TP. Hải Phòng, Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật về xây dựng, hoàn thiện Báo cáo rà soát các chính sách liên quan vùng, con người vùng DTTS và miền núi. Tham dự Hội thảo có đại diện Ban Dân vận Trung ương, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ, cùng đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Những năm qua, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi và 4 huyện giáp ranh có xã và thị trấn miền núi, 2 huyện và thị xã có thôn miền núi. Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%. Do đó, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, chương trình MTQG... luôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Ngày 11/10, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2023 của Ủy ban Dân tộc (UBDT). Tham dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Toàn huyện Bắc Bình (Bình Thuận) có 18 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 17 DTTS sống tập trung tại 4 xã miền núi, 5 xã đồng bằng và 4 thôn xen ghép. Trong những năm qua, UBND huyện Bắc Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng huyện phối hợp với chính quyền địa phương tập trung đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS. Khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, thi đua lao động sản xuất và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sáng 26/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã làm việc với Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (HĐDT) do ông Quàng Văn Hương – Phó Chủ tịch HĐDT của Quốc hội làm Trưởng đoàn để trao đổi các nội dung liên quan đến việc xây dựng Đề cương Đề án “Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp 2013” (Đề án).
Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 10.596 lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS được công nhận. Phát huy vai trò của mình, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã trở thành những “đầu tàu” trong các phong trào của địa phương, góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, từ đó thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trong đồng bào DTTS là một giải pháp được tỉnh Thái Nguyên chú trọng trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc. Từ nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã chủ động biến thách thức thành cơ hội, chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Huyện Đăk Tô có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân số toàn huyện hơn 53.600 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,17%. Nhiều năm qua, nhờ thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, được triển khai kịp thời, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng thụ hưởng...qua đó, góp phần thay đổi diện mạo cho những xã vùng khó, đời sống người dân cũng từ đó được nâng lên.
Ngày 23/8, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị. Cùng tiếp đoàn còn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị.
Sáng 16/8, tại Tp Quảng Ngãi, Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Tập huấn cung cấp thông tin cho Người có uy tín khu vực Duyên hải miền Trung. Ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số và ông Đỗ Minh Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đồng chủ trì Hội nghị.