Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiến hành thu thập thông tin về số chợ của xã/phường/thị trấn còn hoạt động tính đến ngày 01/7/2024. Dữ liệu thu thập được là cơ sở tham chiếu quan trọng để định hướng thực hiện chính sách, cân đối nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngày 30/11, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để tỉnh biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS; đồng thời đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu trong thời gian tới.
Sau 5 năm triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, đời sống đồng bào vùng DTTS và miền núi của Lạng Sơn ngày càng khởi sắc. Các chỉ tiêu trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS đổi thay rõ rệt.
Nằm cách thành phố Hà Giang hơn 100km, Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, với 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 95%. Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Chiều 4/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, phiên trù bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024 đã được tổ chức. Tại phiên trù bị, các đại biểu đã biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị, đoàn thể trên toàn địa bàn, tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở Phước Sơn (Quảng Nam) đã chấm dứt. Tuy nhiên, vấn nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra ở một số thôn, xã vùng đồng bào DTTS. Nhằm đẩy lùi, tiến tới chấm dứt vấn nạn này, Phòng Dân tộc huyện và các đơn vị liên quan đã triển khai hàng loạt các chương trình, hoạt động và bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Chiều 28/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, bà Phạm Thị Thúy Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) nhân dịp Đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Sáng 6/11, tại Nhà văn hóa thôn Trung La, xã Bản Phố, Ban Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai phối hợp với Huyện ủy Bắc Hà tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp bằng tiếng Mông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và phòng, chống lợi dụng tôn giáo.
Sáng 5/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Cao Bằng đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự Đại hội.
Media -
BDT -
11:55, 31/10/2024 Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc, trong đó có chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Diện mạo các thôn, làng ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đang từng ngày khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS ngày một ấm no, sung túc hơn. Kết quả đó là sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên, Lần thứ IV, năm 2024 vừa được tổ chức thành công tốt đẹp. Đây là dịp để biểu dương, tôn vinh những đóng góp của đồng bào DTTS đối với sự nghiệp phát triển chung của tỉnh. Đồng thời, khẳng định những kết quả đạt được về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, từ đó phát huy trong đời sống, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước.
Chiều 18/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông đã chủ trì cuộc họp để thống nhất kết quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và kế hoạch triển khai Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 10/10/2024 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Những năm qua, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm triển khai phát huy hiệu quả nguồn lực từ chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, qua đó, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn, tạo sinh kế, giải quyết việc làm..., giúp đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Là tỉnh có 56,7% dân số là đồng bào DTTS, Tuyên Quang có nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) và trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT). Với phương châm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS ngay từ bậc phổ thông, tỉnh Tuyên Quang đã và đang quan tâm đầu tư hệ thống trường chuyên biệt này từ nguồn vốn Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024 là dịp để tỉnh tổng kết, đánh giá những thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS. Trước thềm Đại hội, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bế Văn Hùng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng xung quanh những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc và mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh trong thời gian tới.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 491/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc.
Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.
Media -
BDT -
20:00, 22/10/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang, huyện Xín Mần đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và nâng cao đời sống Nhân dân.