Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024, hiện nhiều địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS. Thông tin thu thập được về diện tích đất canh tác tại các xã/phường, thị trấn trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV là dữ liệu tham chiếu quan trọng để các địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Với địa bàn là vùng miền núi khó khăn, tỉ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số, huyện Tân Lạc (tỉnh Hoà Bình) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm lo sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho phụ nữ và trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Cùng với các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) an tâm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nổi bật là nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1; Nội dung hỗ trợ sinh kế tại Dự án 2; Nội dung giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Dự án 5…, đang tác động tích cực đến từng hộ đồng bào.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Hiện Đồng Nai đang rà soát, đăng ký vốn từ nguồn đầu tư công và nguồn sự nghiệp để thực hiện nhiều dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Riêng đối với Dự án 8, tỉnh đã triển khai và đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ DTTS trên địa bàn.
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV theo phiếu xã bổ sung thêm nhiệm vụ thu thập thông tin về số lượng cơ sở dạy nghề tại xã/phường/thị trấn tính đến ngày 01/7/2024. Cùng với việc thu thập thực trạng trình độ của lao động theo phiếu hộ thì thông tin về cơ sở dạy nghề đưa ra bộ dữ liệu quan trọng để nhìn lại công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động người DTTS.
Thời sự -
Sỹ Hào -
12:31, 05/12/2024 Nhiều điểm đến du lịch tiêu biểu sẽ chuẩn bị được đầu tư xây dựng từ vốn Chương trình MTQG 1719. Đây là nội dung chính trong Quyết định số 202QÐ-UBND ngày 08/11/2024 của UBND tỉnh Điện Biên.
Thực hiện Dự án “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tập trung triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn các bản có đông đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân vùng dự án.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiến hành thu thập thông tin về số chợ của xã/phường/thị trấn còn hoạt động tính đến ngày 01/7/2024. Dữ liệu thu thập được là cơ sở tham chiếu quan trọng để định hướng thực hiện chính sách, cân đối nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thời sự -
Khánh Thi -
10:33, 02/12/2024 Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2024 vừa được ban hành, tỉnh Điện Biên đã điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng trong kế hoạch thực hiện các Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã huy động cả hệ thống chính trị, quyết tâm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Quá trình triển khai, đã tạo được sự đồng thuận, chung tay, góp sức của các tầng lớp Nhân dân và đã đạt được hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Họ là những tấm gương điển hình làm kinh tế, là cầu nối tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là trong việc vận động người dân hưởng ứng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đẩy lùi các hủ tục, và chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Để rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bằng – Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn.
Tin tức -
Thái Sơn Ngọc -
07:13, 29/11/2024 Chiều 28/11, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức buổi giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận). Đoàn công tác do bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và phản biện xã hội thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn. Bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tiếp và làm việc với Đoàn công tác.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng đồng bào DTTS của huyện.
Nhà văn hóa cộng đồng không chỉ là nơi hội họp sinh hoạt mà còn là không gian bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Việc thu thập thông tin về thực trạng nh,à văn hóa ở vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ góp phần triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc về văn hóa hiện hành; đồng thời là một trong những cơ sở để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 vừa được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư ngày 27/11/2024.
Tin tức -
Thái Sơn Ngọc -
07:59, 30/11/2024 Chiều 29/11, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Ninh Phước. Đoàn công tác do bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và phản biện xã hội thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn. Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước tiếp làm việc với Đoàn công tác. Tham dự còn có ông Bạch Văn Dương, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận.