Trong bối cảnh thực hiện chủ trương sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện, đặt ra không ít thách thức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Với nỗ lực, quyết tâm cao, các địa phương đã và đang khẩn trương triển khai hướng dẫn của Bộ Dân tộc và Tôn giáo để đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tính đến tháng 5/2025, tỉnh Sơn La đã giải ngân đạt 68,59% vốn phân bổ. Với những kết quả đã đạt được, cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Sơn La đã sẵn sàng tâm thế để “về đích” Chương trình MTQG 1719 cả giai đoạn.
Là huyện miền núi với phần lớn dân cư là đồng bào DTTS, những năm gần đây, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn thiện. Qua đó dần khắc phục được nhiều khó khăn, hạn chế và tạo ra không gian mới cho kết nối giao thương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh… đã cho thấy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719.
Chiều 4/6, tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành và 17 huyện, thị xã thành phố trên địa bàn tỉnh.
Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); nhiều địa phương đã thực hiện đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả Chương trình. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động được xác định là giải pháp đột phá, đóng vai trò “cầu nối” đưa chính sách vào cuộc sống, góp phần khơi dậy nội lực và thay đổi căn bản “nếp nghĩ, cách làm” của người dân vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động với phương châm sát địa bàn, sát hộ. Qua đó, nhận thức của người dân về tác hại của TH&HNCHT được nâng lên, tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn huyện không còn tái diễn như trước.
Gần 4 năm qua, trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã phát huy mạnh mẽ vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động. Họ trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 tại các địa phương.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, tỉnh Kon tum đã tập trung hỗ trợ cây, con giống, giúp cho các hộ đồng bào DTTS có điều kiện phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo.
Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là địa bàn có khí hậu khắc nghiệt, mùa khô kéo dài, khiến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất xảy ra thường xuyên. Trước thực trạng đó, những năm gần đây, từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp.
Triển khai Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù, thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), các địa phương ở tỉnh Hà Giang đã và đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện. Qua đó, tạo động lực, cơ hội giúp đồng bào các DTTS còn nhiều khó khăn đặc thù vươn lên, hòa nhập với sự phát triển của các dân tộc khác.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Kon Tum (Kon Tum) đã triển khai thực hiện đồng bộ các Tiểu dự án, Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, diện mạo các thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS ngày một ấm no, sung túc hơn.
Xóm Bằng là khu dân cư thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, được thụ hưởng từ Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030 (Chương trình MTQG 1719). Trong quá trình triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, lực lượng thi công đã khẩn trương tăng ca, chia kíp để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành và đưa khu dân cư mới thôn Xóm Bằng vào sử dụng trong trung tuần tháng 6/2025.
Sau 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), cùng với kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các mô hình sinh kế, hỗ trợ sản xuất đã đem lại hiệu quả giảm nghèo rõ rệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là một trong những thành quả đáng khích lệ từ Chương trình MTQG 1719.
Với tỷ lệ dân số là đồng bào DTTS cao, có nhiều địa bàn đặc biệt khó khăn, tỉnh Sơn La xác định công tác tuyên truyền, vận động là một giải pháp then chốt để “về đích” các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng-an ninh. Các hoạt động này được triển khai với các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm từng địa phương và cộng đồng.
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã dành nhiều nguồn lực cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giải quyết các vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em, nhờ đó đã góp phần xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trên địa bàn huyện.
Qua 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các địa phương đã lồng ghép, thực hiện hiệu quả các dự án, Tiểu dự án thành phần của Chương trình. Đến nay, diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi đáng kể; tạo động lực tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong những năm tiếp theo.
Tin tức -
Văn Hoa -
17:59, 27/05/2025 Bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, qua gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Thành phố Kon Tum hiện có 60 thôn, làng đồng bào DTTS; trong đó, có 20 thôn, làng đặc biệt khó khăn. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, thành phố Kon Tum đã quan tâm đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các công trình được đầu tư đưa vào sử dụng đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp người dân phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngày 27/5, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai.