Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản hát Then trong cộng đồng, trong năm học tới, tỉnh Cao Bằng sẽ đưa hát Then vào giảng dạy trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Tin tức -
Nhật Lệ -
19:22, 13/01/2024 Nhằm đảm bảo an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán 2024, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đang tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên toàn tuyến biên giới.
Tin tức -
Tuấn Anh - Như Anh -
18:29, 12/01/2024 Chiều 12/01/2024, tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự Hội nghị có ông Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng; đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; các phòng, đơn vị trực thuộc Ban Dân tộc tỉnh.
Sáng 1/1 – ngày đầu tiên của năm mới 2024, tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng). Đây là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhất được đầu tư tại Cao Bằng và là ước vọng nhiều đời nay của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
UBND thành phố Cao Bằng vừa công bố chương trình nghệ thuật chào năm mới 2024, trong đó việc bắn pháo hoa đã được chấp thuận.
Sáng 28/12, UBND tỉnh Cao Bằng và chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã cùng tổ chức Lễ công bố nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế bao gồm lối thông quan Nà Đoỏng - Nà Ráy.
Những ngày gần đây, không khí lạnh liên tục tăng cường, nền nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xuống thấp, đặc biệt tại các huyện vùng cao, xã biên giới. Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh không bị giá rét trong mùa đông, ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề đảm bảo cơ sở vật chất, giữ ấm cho các em học sinh.
Thông tin từ BĐBP tỉnh Cao Bằng, vừa qua 23/12 tại thành phố Tịnh Tây, khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra hội đàm giữa BĐBP Cao Bằng (Bộ Tư lệnh BĐBP, Việt Nam) và BĐBP địa khu Quảng Tây (Trung Quốc). Đoàn đại biểu BĐBP Cao Bằng do Đại tá Đinh Đức Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn; Đoàn đại biểu BĐBP địa khu Quảng Tây do Đại tá Chu Hưng An, Bộ đội trưởng BĐBP địa khu Quảng Tây làm trưởng đoàn.
Trùng Khánh là 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đặc thù địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nên đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, trình độ dân trí còn hạn chế và mật độ dân số phân bố không đồng đều… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS nơi đây đã có nhiều đổi thay.
Những năm qua, lực lượng Biên phòng tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" tạo sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Việc học tiếng dân tộc thiểu số không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nhu cầu tự thân của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng. Bởi có hiểu tiếng của đồng bào mới có thể làm tốt công tác vận động đồng bào tham gia phát triển kinh tế và bảo vệ biên cương. Đây cũng là một phần nội dung về bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho lực lượng quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Thực hiện Dự án 4 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025, hiện nay tỉnh Cao Bằng đã triển khai đầu tư nhiều công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, đưa vào sử dụng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 1.462 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, luôn gắn bó mật thiết với Nhân dân, có ảnh hưởng lớn trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào trên các mặt công tác. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; hòa giải, giải quyết tốt mọi vướng mắc nảy sinh trong cộng đồng; vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc; tạo sự đồng thuận trong Nhân dân chung tay xây dựng quê hương.
Media -
Tuấn Ninh -
06:54, 10/12/2023 Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Dự án đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Tin tức -
Tào Đạt - Vàng Ni -
05:32, 09/12/2023 Tối 8/12, tại Hà Nội, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội du lịch Non nước Cao Bằng năm 2023. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng Nhân dân.
Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại lâu đời ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Điều này để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tỉnh Cao Bằng đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với đặc thù huyện miền núi, biên giới có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, những năm qua, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã cụ thể hóa và vận dụng tốt các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, từ đó góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS.
Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn những nét văn hóa phong phú, đặc sắc từ lâu đời như có ngôn ngữ, tiếng nói riêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, các lễ hội, không gian kiến trúc nhà sàn, trang phục, nghề thủ công…. Những nét văn hóa đặc sắc đó đang tạo ra sức hấp dẫn riêng có trong phát triển du lịch cộng đồng, giúp đồng bào Lô Lô đen có thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.