Đối với đồng bào dân tộc Mnông, bếp lửa không chỉ là nơi nấu thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú rừng, gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, mà bếp lửa còn là vị thần đặc biệt quan trọng mang lại may mắn cho gia đình. Do vậy, đến nay, người Mnông vẫn thực hiện Lễ cúng bếp lửa trước khi đốt nương làm rẫy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đối với đồng bào Bru Vân Kiều ở vùng cao Quảng Trị, bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng trong cuộc sống tự ngàn đời nay. Bếp lửa vừa là nơi đun nấu, bảo quản lương thực vừa là nơi thờ thần bếp nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no đủ đầy. Bởi vậy, họ luôn hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí giữa đại ngàn với tất cả niềm tôn kính.
Giữa không gian yên bình của những ngôi nhà dài trong các buôn làng Tây Nguyên, bếp củi luôn giữ một vị trí đặc biệt. Khi thì nằm giữa gian chính, nơi những câu chuyện đời nối tiếp nhau theo ngọn lửa reo vui, khi lại nép vào một góc nhỏ nơi gian cuối, lặng lẽ tỏa hơi ấm từ bếp than hồng.
Ở vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam), bếp đã tồn tại với đồng bào dân tộc Bh’noong để họ nấu nướng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình mà họ còn có tục thờ bếp lửa và nó ăn sâu vào tiềm thức, gắn với họ như máu thịt...
Nhớ tới gia đình, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí tôi là dáng Ama (tiếng Dao là mẹ) ngồi bên bếp lửa từ lúc trời còn tờ mờ sáng...
Tôi ngồi bên bếp lửa bập bùng, nghe những tiếng lách tách của củi nổ trong bếp, cảm nhận hơi nóng của lửa vuốt ve từng lỗ chân lông. Nhìn ngọn lửa ấy, tôi nghĩ về nhiều điều lắm...