Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Bình Thuận là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai các chính sách dân tộc. Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã đổi thay đáng kể. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, mang đến luồng gió mới, làm cho bức tranh miền núi có nhiều gam màu sáng.
Sau những cơn mưa, con đường vào Mỹ Thạnh xanh mát, dịu nhẹ từ sự vươn mình xanh ươm của cánh rừng già san sát. Mỹ Thạnh hôm nay đang nỗ lực chuyển mình từ những chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực của Chính phủ và của tỉnh cùng sự cần cù vươn lên của đồng bào các dân tộc nơi vùng non cao này.
Thực hiện Tiểu dự án 2 Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình MTTQ 1719, tỉnh Bình Thuận được giao 7.229 triệu đồng nguồn vốn năm 2022 - 2023 để triển khai Dự án. Từ năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định giao vốn cho Ban Dân tộc và các địa phương triển khai thực hiện.
Giáo dục -
Đăng Diện -
04:56, 21/11/2023 Xây dựng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ người DTTS nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Cùng với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cùng với việc thực hiện Chương trình MTQG 1719, các chính sách dân tộc đặc thù của địa phương, công tác kết nghĩa của các cơ quan, đơn vị với các xã vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, ổn định an ninh tật tự và an toàn xã hội.
Sinh sống trên vùng đất nhiều khó khăn về cả khí hậu lẫn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước khan hiếm, đồng bào Chăm với nền nông nghiệp lúa nước đã vượt qua không ít những gian nan để tồn tại và phát triển. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, tạo nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, đưa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào Chăm trong cả nước nói chung, 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng vươn lên phát triển toàn diện về mọi mặt.
Bằng kinh nghiệm, uy tín và vị thế của mình, thời gian qua các già làng, trưởng bản, Người có uy tín… trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã và đang phát huy vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS của tỉnh. Đội ngũ Người có uy tín đã trở thành cầu nối chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là tập tục tồn tại từ lâu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tại các xã vùng cao của tỉnh Bình Thuận nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại, cần có giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới.
Giáo dục -
Hà Thanh Tú -
14:34, 11/11/2023 Tại các xã vùng đồng bào DTTS trong tỉnh Bình Thuận, hầu hết Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã, cán bộ các ban ngành đều là cựu học sinh của Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận (PTDTNT). Thời điểm này, Trường PTDTNT Bình Thuận đang có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Trường (18/11/1993-18/11/2023).
Thời gian qua, việc vận dụng nội dung bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận xem là nhiệm vụ, giải pháp có tác động to lớn đến kết quả thực hiện của các chính sách dân tộc nhất là chương trình MTQG 1719.
Triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các các chương trình, dự án của tỉnh, huyện miền núi Đức Linh là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Thuận được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Về Đức Linh hôm nay, ai cũng có thể cảm nhận về một vùng đất giàu đẹp, văn minh.
Ngày 2/11, ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo tiến độ xây dựng 2 nhà hỏa táng cho đồng bào DTTS tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính; Ban Dân tộc tỉnh; UBND hai huyện Tuy Phong, Bắc Bình.
Media -
Lê Vũ - Trần Linh -
20:57, 01/11/2023 Katê là lễ hội dân gian có từ lâu đời và đặc sắc nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, có thể so sánh gần như tết Nguyên Đán của người Kinh. Vào mùa Lễ hội Katê, không chỉ đồng bào Chăm ở Bình Thuận, mà đồng bào Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân.
La Ngâu là xã miền núi, vùng cao và khó khăn nhất của huyện Tánh Linh (Bình Thuận), có đông đồng bào DTTS sinh sống (chiếm hơn 70% dân số)... Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống người dân rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở La Ngâu còn cao. Với sự đồng thuận và quyết tâm triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gia đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp La Ngâu đổi thay từng ngày.
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa Khai mạc lớp truyền dạy hát ngâm Ariya của người Chăm tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, thu hút gần 30 học viên là chức sắc, chức việc, trí thức về hưu và con em đồng bào Chăm đăng ký tham gia học. Đây là một trong những nội dung của Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025 đang triển khai tại tỉnh Bình Thuận.
Katê là một lễ hội độc đáo, phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Vì thế, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch.
Thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) là một thôn thuần đồng bào DTTS, chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơ Ho, đời sống vốn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ, luôn trăn trở đi tìm đáp án cho bài toán giúp dân thoát nghèo. Cho đến khi các chính sách đầu tư, hỗ trợ đặc thù dành riêng cho vùng đồng bào DTTS được triển khai thì đáp án cho bài toán giảm nghèo tại địa phương đã được gợi mở.
Sự kiện Lễ hội Diều và xác lập kỷ lục Guinness con diều lớn nhất Việt Nam diễn ra tại Đồi cát Trinh Nữ nằm trong danh thắng Bàu Trắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận, từ ngày 22 - 29/10.
Kinh tế -
Đăng Diện -
17:03, 22/10/2023 Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương và sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, kịp thời của Đảng bộ tỉnh, HĐND, tỉnh Bình Thuận đã ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách đặc thù của tỉnh. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội toàn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi mới, phát triển toàn diện.