Ngày 24/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhân dịp Lễ hội Katê (Tết Katê) năm 2024.
Tin tức -
Hoàng Nhật -
19:11, 17/07/2024 Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, lao động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình đang chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu dân số và chiếm khoảng 50% lực lượng lao động. Tuy được ngân sách hỗ trợ mức đóng 50%, nhưng tỉ lệ người tham gia BHYT vẫn còn rất thấp, trong đó nhiều người không có khả năng mua thẻ BHYT
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư năm 2024. Đặc biệt, trong Lễ hội Katê năm nay, các ngành chức năng sẽ tổ chức công bố Quyết định về công nhận Bảo vật quốc gia đối với bảo vật Linga vàng của người Chăm.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận vừa phát hiện một nhà xưởng đang diễn ra hoạt động tái chế dầu nhớt trái phép gây ô nhiễm môi trường và thu giữ 11.000 lít dầu nhớt tái chế thành phẩm và nguyên liệu.
Những tháng đầu năm 2024, tình hình hạn hán tại một số địa phương ở Bình Thuận diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn ghi nhận có 41 xã, phường, thị trấn tại 5 huyện và TP. Phan Thiết có hơn 26.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch giám sát công tác đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Thời gian tiến hành giám sát từ tháng 3 đến tháng 6/2024.
Theo Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 – 2025, các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi được áp dụng bộ tiêu chí NTM của khu vực Trung du miền núi phía Bắc để xét đạt chuẩn. Việc điều chỉnh này nhằm khuyến khích các địa bàn khó khăn nỗ lực hơn để “về đích” NTM; nhưng từ thực tế ở một số xã khu vực I hiện nay, liệu rằng các xã khu vực II, khu vực III có bị “chín ép” trên hành trình xây dựng NTM?
Nhân dịp đón Tết Giáp Thìn 2024, UBND Tp.Phan Thiết (Bình Thuận), tổ chức nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật tại tháp Pô Sah Inư để người Nhân dân địa phương và khách du lịch gần xa đến tham quan và thưởng thức nghệ thuật.
Sáng 23/1, các đoàn công tác do lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết tại tỉnh Hậu Giang và Bình Thuận.
Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), bộ mặt ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận đã có nhiều thay đổi đáng kể. Nhờ những đổi thay về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nguồn vốn, nhà ở, nước sạch… bà con yên tâm canh tác, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương.
Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào các DTTS ở tỉnh Bình Thuận đã có những thay đổi rõ rệt. Nguồn ngân sách năm 2023 đã được tỉnh triển khai đến các địa phương và thực hiện một cách khẩn trương, tích cực, tỷ lệ giải ngân đạt cao.
Ngày 22/12, tại Tp. Phan Thiết, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiến tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận năm 2023.
Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có 13 DTTS cùng sinh sống, Những năm trước đây, đời sống kinh tế của đồng bào chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập bấp bênh, thậm chí có những gia đình mùa giáp hạt vẫn thiếu ăn. Gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở Tánh Linh đã có nhiều đổi thay.
Nhờ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ sinh kế, đa dạng hóa mô hình sản xuất từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào DTTS vùng cao của tỉnh Bình Thuận đã được nâng lên rõ rệt.
Sáng 16/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Toà Giám mục Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), và Toà Giám mục Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai).
Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện trang trọng tổ chức họp mặt chức sắc, chức việc các tôn giáo và Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023. Dự Hội nghị 60 đại biểu là các vị chức sắc, chức việc các cơ sở thờ tự và Người có uy tín trên địa bàn.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong 2 năm 2022 -2023, tỉnh Bình Thuận được bố trí: 247.666 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương: 230.976 triệu đồng; ngân sách tỉnh đối ứng (vốn sự nghiệp): 16.690 triệu đồng. Qua đánh giá, mặc dù đã có rất nhiều nổ lực nhưng việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình vẫn còn chậm, tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các tiểu dự án của Chương trình
Thời gian qua, Bình Thuận rất quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Nhiều chính sách được tỉnh triển khai, hỗ trợ, đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện, nâng lên. Đặc biệt là chính sách giao khoán, bảo vệ rừng; chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Thuận và các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.