Củ hành là một vị thuốc độc đáo trong Đông y có vị cay, tính ôn, không độc. Hành không chỉ là một loại gia vị thơm ngon, mà nó còn có công dụng kháng khuẩn và phòng bệnh rất tuyệt vời. Sau đây là một số bài thuốc từ hành củ mời bà con tham khảo.
Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã đánh giá tác dụng của dược liệu xuyên tâm liên trong phòng, chống COVID-19. Mới đây, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Thái Lan cho thấy, trong vòng 3 ngày kể từ khi sử dụng xuyên tâm liên, tình trạng của các tình nguyện viên mắc COVID-19 đều được cải thiện…
Cây thiên môn đông còn có tên gọi khác là thiên môn, dây tóc tiên, co sin sương (Thái), sùa sú tùng (Hmông), mè mằn, mằn săm (Tày), dù mác siam (Dao)…có vị ngọt, đắng, tính hàn. Ở Việt Nam, thiên môn mọc được trồng khắp nơi để làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh và hàng rào. Thiên mông đông được biết đến là một vị thuốc quý với nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc hay từ cây thiên môn đông mời bà con tham khảo.
Cây sài đất còn có tên gọi khác là xoài đất, sài đất, cúc nháp, húng trám... Trong Y học cổ truyền, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miên, mụn nhọt, lở loét ngoài da. Thường dùng sài đất tươi, có thể dùng khô nhưng tác dụng không bằng tươi. Sau đây xin giới thiệu một số tác dụng và cách dùng cây sài đất.
Bàng đại hải có tên gọi khác là an nam tử, quả đười ươi, cây ươi, lười ươi, cây thạch, đại đồng quả…vị ngọt, tính hàn. Theo y học cổ truyền, bàng đại hải vị ngọt, tính hàn, lợi về kinh phế, đại tràng có công dụng thanh nhiệt, lợi hầu, nhuận phổi, giải độc; rất tốt đối với người đau họng, ho khan ...Sau đây là một số bài thuốc thường dùng có chứa bàng đại hải mời bà con tham khảo.
Cây ngũ gia bì còn được gọi là cây chân chim, cây đáng, cây lằng, sâm non, cây chân vịt, sâm nam…có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát. Ngũ gia bì vừa là thảo dược, vừa là cây cảnh. Là loài cây được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây ngũ gia bì.
Nghệ vàng còn có tên gọi khác là khương hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), nghệ trồng, nghệ nhà…có vị cay đắng, tính mát và bình. Nghệ vàng là một loại dược liệu quý, được dùng để làm thuốc chữa nhiều căn bệnh như đau dạ dày, viêm gan, hỗ trợ điều trị ung thư, làm đẹp da,… Nghệ vàng được ứng dụng trong một số bài thuốc sau:
Cây mơ lông hay còn gọi là mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông... có vị ngọt, hơi đắng. Lá mơ lông ngoài việc được sử dụng như một loại rau sống thơm ngon trong bữa ăn hàng ngày còn có nhiều công dụng rất tuyệt vời dành cho sức khỏe như kháng khuẩn, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, trị ho gà, tiêu chảy,… Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin về lá mơ lông qua bài viết dưới đây.
Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu… Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch. Cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát…Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây mỏ quạ cho bà con tham khảo.
Cây mần tưới còn được gọi là cây lan thảo, hương thảo, trạch lan, co phất phứ (Thái)... có vị hơi đắng, cay, tính ấm, mùi thơm đặc biệt. Loại cây này được người dân ưa chuộng và trồng khá phổ biến. Là một trong những món gia vị không thể thiếu được ở vùng nông thôn, miền núi nước ta. Tuy nhiên, việc sử dụng cây mần tưới để chữa bệnh hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng cây mần tưới để bà con tham khảo.
Mạch môn có tên gọi khác là lan tiên, cỏ lan, mạch đông, tóc tiên, mạch môn đông... có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Là một loại cây thân thảo, củ mạch môn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và có công dụng trị bệnh. Củ mạch môn được ứng dụng trong một số bài thuốc chữa táo bón, ho ra máu, ho lâu ngày, ho có đờm,…Sau đây là một số bài thuốc từ cây mạch môn mời bà con tham khảo.
Cây mã đề hay còn gọi là cây bông mã đề, xạ tiền thảo, rau mã đề, bông lá đề…, là loại cây quen thuộc ở nhiều khu vực. Trong Đông y, đây là loại dược liệu có công dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây là những bài thuốc có sử dụng cây mã đề mời bà con tham khảo.
Lá lốt còn có tên tất bát, có vị cay thơm, tính ấm. Lá lốt có tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt, xương khớp. Nhưng việc sử dụng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu quá lạm dụng. Chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ trước khi dùng các bài thuốc có chứa nguyên liệu này.
Cây ích mẫu còn có tên gọi khác là cây chói đèn, cây sung úy…có vị cay hơi đắng, tính hàn. Cây ích mẫu từ lâu đã được biết tới với công dụng điều kinh, chữa đau bụng kinh, các bệnh phụ khoa khác. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh có dùng ích mẫu cho bà con tham khảo.
Cây hy thiêm còn có tên gọi khác là cỏ đĩ, cây cứt lợn, hy tiên… Theo y học cổ truyền, cây hy thiêm có vị đắng, tính mát, ít độc, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng hy thiêm.
Đơn lá đỏ hay còn gọi là đơn tía, cây đơn mặt trời, đơn tướng quân, cây lá liễu, liễu hai da, liễu đỏ, cây mặt quỷ, hồng bối quế hoa... có tính mát, vị đắng, hơi ngọt, tác dụng dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, lợi tiểu, trừ thấp, khu phong. Đơn đỏ là dược liệu được dùng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây đơn đỏ trị bệnh:
Cây dâu tằm từ lâu đã gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam. Ngoài nuôi tơ, dệt lụa thì từ lá, quả, thân, rễ cây dâu tằm đều có thể làm thuốc. Thậm chí nhiều tác dụng phong phú từ cây dâu tằm đã được ứng dụng lâm sàng rộng rãi. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây dâu tằm:
Cây dành dành còn có tên gọi khác là thủy hoàng chi, chi tử, mác làng cương (tiếng Tày),…là một vị thuốc nam quý hiếm, có tính hàn, vị đắng. Cây dành dành có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Có thể kết hợp cây dành dành với những vị thuốc khác để chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây dành dành.
Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)… Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi cho bà con tham khảo:
Bạch hoa xà thiệt thảo hay còn gọi là giáp mãnh thảo, cây lữ đồng, xà thiệt thảo… là loại thảo dược dân gian, gần gũi với đời sống người nông dân Việt Nam. Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ chữa trị các bệnh như u bướu, ung thư. Dưới đây là những bài thuốc dân gian từ cây xà thiệt thảo được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị ung thư đem lại hiệu quả tốt nhất.