Thời gian qua, các cấp ngành của tỉnh Bình Định đã chú trọng đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân địa phương, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng khó khăn. Qua đó, góp phần giúp người dân “gỡ” nhiều vướng mắc trong cuộc sống.
Xác định triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lạng Sơn đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương tập trung mọi nguồn lực đầu tư, tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình.
Nhiều tháng nay, một số lớp học trên địa bàn Tp. Pleiku (Gia Lai) vẫn sáng đèn và vang vọng tiếng đọc của những học viên đặc biệt đến từ các làng đồng bào DTTS. Những lớp học này được thực hiện từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai trên địa bàn.
Dịch vụ thông tin là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo Điều 3, Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, công tác này còn rất nhiều rào cản do cách tiếp cận, địa hình, nhận thức của người dân… Để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin Nhà nước cần những giải pháp mạnh mẽ cũng như sự chung tay của toàn xã hội.
Là một xã biên giới với 76,2 % là đồng bào DTTS (Dao, Tày, Sán Chỉ…), những năm qua, những Người có uy tín xã Bắc Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã phát huy vai trò quan trọng trong việc phối hợp cùng chính quyền và lực lượng Biên phòng tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ đường biên cột mốc, đẩy lùi hủ tục. Theo cách riêng của mình, những Người có uy tín nơi đây đang giữ biên cương như giữ nhà của mình vậy.
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế luôn ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào DTTS; trong đó chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho bà con. Đào tạo nghề được coi là một trong những chính sách quan trọng nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Ngày 1/3, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp mặt 255 Người có uy tín, lực lượng cốt cán tiêu biểu trong đồng bào DTTS và miền núi tỉnh năm 2023.
Sức khỏe -
Thùy Giang -
15:13, 01/03/2023 Tại một số thôn bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn tồn tại tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đối với tính mạng và sức khỏe sinh sản của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Từ thực tiễn cho thấy, mô hình cô đỡ thôn bản đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Không quản ngại khó khăn để “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; hòa giải, giải quyết tốt mọi vướng mắc phát sinh trong cộng đồng; tạo sự đồng thuận, xây dựng xóm, bản đoàn kết, bình yên, phát triển - đó là công việc của Người có uy tín trong cộng đồng, nhất là trong đồng bào DTTS. Họ là những hạt nhân trong mọi phong trào, nêu gương sáng về ý thức, đạo đức, tác phong, là cầu nối gắn kết ý Đảng với lòng dân.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Hướng dẫn triển khai bình xét, lựa chọn, đề nghị công nhận Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 - 2027.
Miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi là nơi hội tụ các nền văn hóa đa dạng, phong phú, lâu đời của đồng bào các dân tộc Hrê, Co, Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng). Vào những dịp lễ hội hay ngày Tết, đồng bào lại tụ họp bên nhà sàn, say sưa trong tiếng chiêng ba, vỗ vinh vút, ngân nga điệu dân ca Ca choi, nhấm nháp rượu cần, thả hồn theo những thanh âm nơi đại ngàn...
Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng tại cuộc họp của Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, diễn ra chiều 23/2.
Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 04/2023/QĐ-TTg về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.
Ngày 23/2, tại xã Púng Luông (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái), Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ DTTS và miền núi Đại học Thái Nguyên (FEMMA) phối hợp với Quỹ Canada dành cho các sáng kiến địa phương (CFLI), Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kết quả dự án và báo cáo kế hoạch hành động của học viên” . Tham gia có 135 học viên là người DTTS.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Ngày 21/2, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh vừa ký ban hành Quyết định số 167/QĐ-UBND về điều chỉnh và phân công đơn vị kết nghĩa đối với 46 bon, buôn đồng bào DTTS tại chỗ đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Xã hội -
T.Hợp -
16:02, 21/02/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2023. Cùng với quyết tâm giảm nghèo vùng đồng bào DTTS, tỉnh Bình Phước đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế giúp đồng bào thoát nghèo bền vững.
Xã hội -
PV -
08:35, 21/02/2023 Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, huy động nguồn lực, đồng thời động viên, khơi dậy tinh thần tự lực, vươn lên thoát nghèo của người dân, các cấp, ngành của tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền đa dạng về hình thức, phong phú, đầy đủ về nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025; qua đó, tạo lan tỏa mạnh mẽ để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo.
Trước tình trạng một số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn “sập bẫy” “tín dụng đen”, cầm cố đất, bán điều non, vay tiền với lãi suất cao, tỉnh Bình Phước liên tục triển khai các biện pháp ngăn chặn.
Nỗ lực trong công tác dân vận của cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận đã góp phần tạo ra những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh trật tự ở vùng đồng bào DTTS.