Ban ngày tất bật với công việc nương rẫy, tối đến các mẹ, các chị ở xã Tân Thành, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông lại cùng nhau đi học, cần mẫn với sách vở, nuôi ước mơ biết chữ để thoát nghèo.
Ngày 20/6, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do ông Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng Đoàn đã đi kiểm tra công tác dân tộc và kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
Tỉnh Đăk Nông có địa hình phức tạp, nhiều sông, suối, ao, hồ tự nhiên mực nước sâu nguy hiểm. Việc trẻ em tụ tập thành từng nhóm đông nhảy từ trên cao xuống nước hay bơi ra giữa sông, suối và chơi ở các hồ đập không có sự giám sát của người lớn đều tiềm ẩn nguy cơ đuối nước rất cao. Đặc biệt, là thời gian học sinh nghỉ hè.
Dù thời điểm này đang là mùa mưa, song hồ Thủy lợi Đăk Tát, xã Hưng Bình, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông vẫn cạn nước. Hậu quả, nhiều hộ dân lâm vào cảnh thiếu nước tưới một cách trầm trọng.
Thôn 4, xã Quảng Tín (huyện Đăk R'Lấp, Đăk Nông) đang cố hết sức về đích nông thôn mới. Cả thôn “hùn” vốn để xây dựng nông thôn mới, nhất là làm đường giao thông. Thôn có 86 hộ thì có 85 hộ góp, mỗi hộ góp gần 3 triệu đồng; duy nhất một hộ vì quá nghèo nên chưa có tiền đóng.
Thủ tướng Chính phủ đã ra nghiêm lệnh đóng cửa rừng từ vài năm nay. Đây là một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ những cánh rừng còn sót lại của Việt Nam. Thế nhưng, thời gian qua nhiều nơi gỗ vẫn bị tuồn ra ngoài, những cây cổ thụ liên tục bị đốn hạ.
Học sinh cả nước chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là thời điểm thường xảy ra tai nạn thương tích ở trẻ em.
Mặt trời vừa khuất núi, bà con đồng bào DTTS vùng biên viễn Thuận An, huyện Đăk Mil (Đăk Nông), tạm gác công việc nương rẫy về chuẩn bị đến lớp học xóa mù.
Những ngày gần đây, sự việc về trùm gỗ lậu Phan Hữu Phượng (biệt danh “Phượng râu”) trú tại thị trấn Ea T’ling, Cư Jút, Đăk Nông sa lưới pháp luật làm dư luận không khỏi bàng hoàng.
Đưa bài hát địa phương vào giảng dạy trong trường học là chương trình vừa được ngành Văn hóa-Thông tin phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Jút (Đăk Nông) thực hiện.
Nhân dịp 43 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4); Báo Dân tộc và Phát triển xin gửi đến bạn đọc loạt bài về sự hồi sinh, phát triển của những vùng đất từng oằn mình đau thương trong bom đạn chiến tranh.
Liên tiếp trong vài tuần trở lại đây, hai vụ bê bối lớn về an toàn thực phẩm và thực phẩm chức năng liên tục xảy ra trong cả nước và bị ngành chức năng phát hiện, bắt giữ.
Những năm gần đây, đồng bào các dân tộc phía Bắc di cư vào Tây Nguyên không ngừng tăng, tình trạng thường xuyên phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật và chuyển nhượng đất lâm nghiệp trái phép vẫn diễn ra ở nhiều địa phương khu vực Tây Nguyên.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum, đã dừng quy hoạch cũng như khuyến cáo các nông hộ, doanh nghiệp không mở rộng diện tích mà chỉ tập trung chăm sóc, thâm canh diện tích cây mắc ca hiện có.
Trong cuộc sống hiện đại, dù nhiều nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào DTTS theo dòng thời gian mà thay đổi để phù hợp với điều kiện và môi trường sống. Tuy nhiên, đồng bào M’nông sinh sống ở Nam Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông), có một món đồ vật gắn liền với cuộc sống của bà con từ nhà, ra ngõ, lên nương, xuất hiện trong sính lễ của đám cưới, theo người mất về thế giới bên kia... Đó chính là chiếc túi đựng cơm.
Thời gian vừa qua, dư luận cả nước lại xôn xao về chuyện chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đồng ý với đề xuất của Công ty cổ phần đầu tư Hợp Nghĩa xây dựng trung tâm hội nghị 1000 chỗ ngồi, với kinh phí 377 tỷ theo hình thức BT.
Tại Hội Xuân Mậu Tuất- 2018 do UBND tỉnh Đăk Nông tổ chức mới đây, các phần thi như đan lát, dệt thổ cẩm... đã thu hút đông đảo các nghệ nhân ở các địa phương tham gia tranh tài. Trong đó, cậu bé Y Kha chỉ mới 14 tuổi ở buôn Nui, xã Tâm Thắng (Chư Jút) đã thể hiện năng khiếu vượt trội, giành giải nhất cuộc thi đan lát.
Tỉnh Đăk Nông được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Dù tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, nhưng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đăk Nông cần những giải pháp đồng bộ, đảm bảo tính khả thi từ khâu quy hoạch.
Lớp học xóa mù chữ tại bon Bu Đách, xã Quảng Tín, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông đã thu hút được hầu hết bà con không biết chữ trong bon tham gia. Từ ngày biết “con” chữ, nhiều người đã trở nên tự tin hơn, nhiều người khác lại như được mở ra những chân trời mới với nhiều niềm hi vọng.
Từ bỏ vị trí điều hành viên của một doanh nghiệp taxi ở thị xã Gia Nghĩa với thu nhập ổn định, ông Nguyễn Văn Vượng 50 tuổi, tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông) làm giàu bằng mô hình nuôi vịt trời. Trang trại vịt trời hàng nghìn con, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập hàng tỷ đồng.