Ngày 28/12, Ban Dân tộc Đắk Lắk tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác dân tộc năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk bà H’Yâo Knul chủ trì Hội nghị. Tham dự còn có ông Lê Ngọc Vinh, Phó trưởng Ban, lãnh đạo các phòng chuyên môn, công chức của Ban và đại diện lãnh đạo 15 phòng dân tộc huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.
UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Lê Thị Loan, Chủ tịch UBND phường Thành Nhất do buông lỏng trong công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng.
Kinh tế -
Xuân Hòa -
21:45, 20/12/2021 Khi tỉnh Đắk Lắk ký kết Phối hợp triển khai mô hình du lịch sinh thái thân thiện với voi cũng là lúc làng của những nài voi (gru) huyền thoại, những dũng sĩ săn voi dũng mãnh “đầu đội khăn kép vai mang túi da” linh hoạt hơn với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bảo vệ rừng và động vật hoang dã.
Kinh tế -
Trung Dũng -
14:20, 16/12/2021 Những năm qua, các cấp Hội LHPN trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã đồng hành, giúp chị em khởi sự kinh doanh, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Qua đó, nhiều chị em phụ nữ đã khởi nghiệp thành công, vươn lên làm chủ cuộc sống, khẳng định khả năng của mình.
Sáng 14/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Thương Garden tổ chức họp báo giới thiệu ca kịch “Khát vọng Dam Săn”.
Hàng nghìn người dân Đắk Lắk về quê tránh dịch, đang có nhu cầu trở lại các tỉnh phía Nam làm việc. Để hỗ trợ người dân thuận lợi tìm việc làm, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương gấp rút xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh đã thành lập đoàn công tác trực tiếp đến TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương khảo sát, trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ người lao động.
Đắk Lắk có 49 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 35,7%. Những năm qua, Ban Dân tộc phối hợp các sở, ban ngành, hội, đoàn thể và chính quyền các cấp tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong vùng DTTS. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn bà H’Yâo Knul, Trưởng Ban Dân tộc Đăk Lăk về vấn đề này.
Với nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đất đai, người dân vùng DTTS tại huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) ngày càng nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, nhận thức rõ hơn về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Sức khỏe -
Lê Hường - Phan Trọng -
20:32, 07/12/2021 Liên tục trong nhiều ngày qua, tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk xuất hiện các ổ dịch mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân phần lớn là do người dân lơ là chủ quan không thực hiện nghiêm túc 5K vì nghĩ đã tiêm đủ vắc xin và thói quen tụ tập sinh hoạt cộng đồng...
Chiều ngày 7/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo “Triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Ra Lan Trương Thanh Hà chủ trì buổi họp báo.
Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa trên những quả đồi ở xã Krông Nô (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã to tròn, chắc nịch, vàng ươm. Nhưng kỳ lạ là đồng bào dân tộc M’nông nơi đây không dùng liềm hay máy để gặt lúa mà phải tuốt bằng đôi tay trần. Và trước khi thu hoạch lúa phải cúng thần linh.
Ngày 3/12, ông Nguyễn Đức - Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết, 2 ngày nay, dù thời tiết đã nắng ấm, hết mưa, nhưng lưu lượng nước thượng nguồn đổ về lớn khiến mực các hồ thủy điện tăng nhanh, nguy cơ xuất hiện lũ trên sông Sêrêpốk thuộc khu vực hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Để chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước kịp thời, hiệu quả nhất đến với người dân vùng đồng bào DTTS, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk thường xuyên đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Mưa lớn kéo dài những ngày cuối tháng 11 vừa qua, khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bị ngập lụt, gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Hiện tại, ngành chức năng, các địa phương tích cực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống Nhân dân.
Cuộc sống mới ở khu tái định cư (TĐC) số 1 thuộc xã Cư Elang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) hình thành, với niềm tin về một tương lai tốt đẹp đang hiện hữu, song vẫn còn nhiều cái khó không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được. Tuy nhiên, từ những bài học về những tồn tại vướng mắc đã được nhìn nhận, thấy rõ ở nhiều khu TĐC trên địa bàn cả tỉnh, cả nước..., thì hiện tại cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi đây đang tiếp tục nỗ lực tìm giải pháp khắc phục để người dân yên tâm định canh, định cư.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, do ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường mạnh xuống phía Nam kết hợp rãnh áp thấp ở phía Nam và nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên từ ngày 27 - 30/11, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa vừa đến mưa to.
Những năm qua, đội ngũ già làng, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục khẳng định vai trò trong việc tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Ngày 29/11, ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết, do áp lực công việc rất lớn, trong khi chế độ lại thấp, nên thời gian qua, hàng loạt cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xin nghỉ việc.
Xã hội -
Hoàng Thùy - CĐ -
15:03, 29/11/2021 Trong những năm qua, nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức cho người dân. Đặc biệt, thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, tài liệu… bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.
Trước những tác động của quá trình đô thị hóa, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở nhiều buôn làng ít nhiều bị tác động, phai nhạt. Tuy nhiên những năm qua, với nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, hệ thống chính trị, cùng với sự trăn trở, miệt mài giữ gìn bản sắc văn hóa của không ít những nghệ nhân, già làng, trưởng bản..., mà hiện nay ở nhiều buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang được đồng bào giữ gìn và phát huy.