Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Dân phá rừng chiếm đất... như chốn không người

Hoàng Thùy - 01:58, 22/04/2022

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng quy mô lớn. Trong khi phá rừng diện tích gần 400ha tại huyện biên giới Ea Súp các ngành chức năng vẫn đang khẩn trương điều tra, thì hơn 70ha rừng tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk tiếp tục lại bị người dân ngang nhiên phá, chiếm để lấy đất sản xuất.

Khu vực người dân đang phá, lấn chiếm đất rừng
Khu vực người dân đang phá, lấn chiếm đất rừng

Ngang nhiên phá rừng chiếm đất 

Vượt gần 100 cây số, ngày 15/4 chúng tôi có mặt tại Tiểu khu 1391, thuộc lâm phần quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai - chi nhánh Đắk Lắk (Công ty Tân Mai). Giữa trưa nắng như đổ lửa, hàng chục người vẫn chặt cây, dọn dẹp, đốt cháy biến đất rừng thành nương rẫy, một số diện tích cây cà phê, điều đã thay thế cây rừng. Bên cạnh những khoảnh đất bị chặt phá, đốt nham nhở là rừng lồ ô, cây bụi thuộc dự án trồng rừng sản xuất.

Đang dùng máy phát dọn tại một vị trí thuộc tiểu khu 1391, anh Y.T.L trú buôn Jie Juk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk thản nhiên nói: “gia đình không có đất sản xuất nên vào đây mượn ít sào phát đốt để trồng khoai mì (cây sắn)”. Nhưng chúng tôi hỏi tên người cho mượn đất, thì anh Y.T.L lại nói không biết người cho mượn đất tên gì, ở đâu.

Đi sâu vào rừng đến tiểu khu 1392, chúng tôi bắt gặp một nhóm gần chục người, người chặt những cây còn sót lại, người gom những cây đã chặt châm lửa đốt để chuẩn bị gieo trồng. Tại đây, nhóm cán bộ bảo vệ rừng của Công ty Tân Mai cũng có mặt, họ cố gắng vận động nhóm người dân nói trên dừng việc phá rừng, vì đây là đất rừng nhà nước giao cho công ty quản lý phục vụ trồng rừng.

Cán bộ bảo vệ rừng vận động nhóm người dân dừng việc phá, đốt rừng
Mặc dù cán bộ bảo vệ rừng vận động dừng việc phá, đốt rừng, nhưng người dân phớt lờ

Không những không dừng tay, nhóm người dân còn trả lời đối phó “mình không có tên”, rồi đáp trả, “cán bộ đi làm thì có nhà nước trả lương chứ dân không phá rừng thì lấy gì ăn”. Phớt lờ cán bộ bảo vệ rừng, nhóm người này tiếp tục di chuyển lên ngọn đồi đã bị phá trước đó tiếp tục dọn dẹp, đốt.

Bà H’Binh Liêng, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Phơi nhận định, nhiều khả năng mục đích của việc phá rừng nói trên để lấy đất sản xuất. Toàn xã có tới hơn 85% dân số là người đồng bào DTTS tại chỗ. Tập quán của đồng bào xưa nay là phát rừng làm nương rẫy.

“Những năm qua, xã thường xuyên tuyên truyền, phát động, ký cam kết hàng năm với người dân về việc bảo vệ rừng. Nhưng do không có đất canh tác, đặc biệt sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, người lao động ở các tỉnh trở về quê, không có thu nhập nên mới xảy ra tình trạng phá rừng như vậy. Điều này cũng dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương gặp rất nhiều khó khăn",  bà H’Binh Liêng cho biết thêm.

Chủ rừng ... bất lực

Ngoài diện tích rừng thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai - chi nhánh Đắk Lắk quản lý, hàng chục héc ta rừng thuộc quản lý của UBND Đắk Phơi cũng bị phá, lấn chiếm làm nương rẫy.

Người dân liên tục phá rừng chiếm đất dẫn đến diện tích lớn rừng bị phá
Người dân liên tục phá rừng chiếm đất dẫn đến diện tích lớn rừng bị phá

Ngày 6/4, đoàn kiểm tra của Cục Kiểm lâm đã phối hợp với Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk, Hạt Kiểm lâm huyện Lắk, UBND xã Đắk Phơi và Công ty Tân Mai, đã lập biên bản kiểm tra tình trạng phá rừng trái pháp luật trên địa bàn xã Đắk Phơi, huyện Lắk.

Theo đó, đoàn kiểm tra xác định, diện tích rừng bị phá là 74,6 ha, thuộc lâm phần do Công ty Tân Mai và UBND xã Đắk Phơi quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Đắk Phơi. Trong đó, lâm phần do Công ty Tân Mai quản lý bị phá tổng diện tích 63,7ha, trạng thái rừng tự nhiên le, lồ ô xen một vài cây thân gỗ, thuộc quy hoạch rừng sản xuất. Diện tích rừng bị phá này thuộc các tiểu khu 1391, 1392 và 1400.

Tại thời điểm kiểm tra, Công ty Tân Mai cung cấp 44 biên bản kiểm tra tình trạng lấn chiếm đất từ ngày 13/2/2022 đến 27/3/2022, với diện tích đã kiểm tra là 62,9ha tại các tiểu khu 1392, 1400. Đồng thời, xác định ban đầu được một số đối tượng liên quan, công ty đã báo cáo và bàn giao hồ sơ cho UBND xã. Theo đoàn kiểm tra, các biên bản kiểm tra chưa xác định được ranh giới diện tích, hiện trạng cụ thể nên cần thiết lập hồ sơ, điều tra xác định đối tượng vi phạm, để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Tân Mai, Chi nhánh Đắk Lắk cho biết, từ đầu tháng 2/2022 đến nay, lực lượng bảo vệ của Công ty Tân Mai nhiều lần phát hiện người dân địa phương, tổ chức theo nhóm từ 10-25 người vào rừng được giao của Công ty Tân Mai chặt phá, phát dọn, chiếm đất làm nương rẫy. Công ty Tân Mai đã nhiều lần phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức họp tuyên truyền, vận động người dân nhưng không hiệu quả.

Lực lượng bảo vệ của Công ty Tân Mai cũng nhiều lần lập biên bản hiện trường, lập các hồ sơ báo cáo, có danh sách một số đối tượng chặt phá, lấn chiếm đất gửi UBND xã, Công an xã và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến nay chưa có vụ việc nào được xử lý dứt điểm nên tình trạng dân phá rừng, chiếm đất vẫn diễn ra và ngày càng phức tạp.

Điển hình, năm 2021 công ty vừa trồng xong 6,3ha rừng, người dân kéo nhau lên nhổ hết. Biết công ty chuẩn bị trồng rừng, tập kết 100.000 cây giống keo lai ở bờ suối, người dân kéo 60-70 người phá toàn bộ cây giống, đập phá Trạm bảo vệ rừng của công ty.

Giải quyết từ gốc

“Chúng tôi không muốn xảy ra xô xát với người dân, nên mỗi khi phát hiện các vụ việc vi phạm, lực lượng bảo vệ rừng của công ty lập hồ sơ báo cáo UBND, Công an xã hỗ trợ, đồng thời báo cáo UBND huyện, Hạt Kiểm lâm, Công an huyện xử lý theo quy định. Điệp khúc, lực lượng chức năng đến thì dân rút về, khi lực lượng chức năng về người dân lại quay lại đốt, phá rừng, lấn chiếm đất lặp đi lặp lại”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Ông Tuấn cho rằng, một mình đơn vị chủ rừng không thể bảo vệ được rừng, mà cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trước hết, lực lượng chức năng, địa phương cần làm rõ vấn đề người dân thiếu đất sản xuất, giải quyết được câu chuyện đất sản xuất cho người dân để họ đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền vận động, phổ biến về Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai, giữ đất giữ rừng cho người dân.

Liên quan đến vụ phá rừng trên địa bàn, ông Nay Y Phú, Chủ tịch UBND huyện Lắk cho biết, sau khi nắm được thông tin, UBND huyện đã và đang chỉ đạo cho các phòng, ban, cơ quan liên quan phối hợp với Công an huyện, UBND xã Đắk Phơi và đơn vị chủ rừng tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá đúng tình hình việc phá rừng. Sau đó, báo cáo UBND huyện để có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 5 phút trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 29 phút trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 41 phút trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 6 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.