Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái với nỗ lực nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân

Hải Khánh - 18:05, 07/08/2023

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã đưa ra định hướng phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Với mục tiêu và giải pháp cụ thể, Yên Bái đã nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

Yên Bái xây dựng các chỉ số hạnh phúc trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Yên Bái xây dựng các chỉ số hạnh phúc trên cơ sở phát triển kinh tế gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.

Xây dựng chỉ số hạnh phúc

Để có cơ sở xây dựng chỉ tiêu về chỉ số hạnh phúc của người dân đến năm 2025, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiến hành điều tra xã hội học về chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh bằng công thức tính dựa trên 3 tiêu chí: "Tỷ lệ hài lòng về cuộc sống x (nhân) tỷ lệ đánh giá về tuổi thọ trung bình/(chia) tỷ lệ hài lòng về môi trường sống". Theo công thức này, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2020 đầu nhiệm kỳ là 53,3%, ở mức khá hạnh phúc.

Các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc chính là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự hài lòng của người dân Yên Bái về cuộc sống, về môi trường sống và tuổi thọ trung bình (3 tiêu chí của chỉ số hạnh phúc) - với 36 chỉ tiêu thành phần - là các chỉ tiêu cụ thể về điều kiện kinh tế vật chất; mối quan hệ trong gia đình và xã hội; chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; tiếp xúc với cơ quan công quyền; sự quan tâm của chính quyền trong xây dựng đô thị và nông thôn, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân...

Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho rằng, “chỉ số hạnh phúc được đo lường, dựa trên 3 chỉ số chính đó là sự hài lòng về cuộc sống, sự hài lòng về môi trường sống và tuổi thọ trung bình cũng như số năm sống khoẻ. Từ 3 chỉ số chính này sẽ được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí để nâng cao các chỉ số thành phần quyết định chỉ số hạnh phúc của người dân”.

Trước hết để nâng cao sự hài lòng của người dân về các điều kiện kinh tế - vật chất, tỉnh đã quan tâm đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ hạ tầng thiết yếu. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển đô thị, tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện, phục vụ nhu cầu của người dân. Ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa thực sự đã trở thành những "công trình, con đường, cây cầu hạnh phúc”, đáp ứng mong ước bao đời của người dân, góp phần tạo điều kiện cho giao thông, giao thương, phục vụ cuộc sống nhân dân ngày một tốt hơn.

Qua đó, nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp; những nhiều công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm... đã được khởi công ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các công trình này đã thực sự đã trở thành những “công trình, con đường, cây cầu hạnh phúc”, góp phần quan trọng để địa phương có 100 xã đạt chuẩn nông thôn mới với 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; đưa diện mạo nông thôn và đời sống của người dân không ngừng cải thiện, nâng cao.

Ông Nguyễn Văn Định, người dân xã Y Can, huyện Trấn Yên chia sẻ, nhờ được Nhà nước và chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, người dân chúng tôi đi lại thuận tiện hơn trước, không phải qua sông, qua đò. Chúng tôi có điều kiện để giao thương, phát triển kinh tế. Người dân chúng tôi rất phấn khởi.

Người dân dọn dẹp vệ sinh, nâng cao môi trường sống ở khu dân cư.
Người dân dọn dẹp vệ sinh, nâng cao chất lượng môi trường sống ở khu dân cư.

Nâng cao đời sống cho Nhân dân

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021- 2025, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh bằng việc ban hành 177 nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch, chính sách, bảo đảm toàn diện, phủ kín trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh luôn đặt ra mục tiêu phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, giữa kinh tế và môi trường, giữa vùng thấp và vùng cao, giữa nông thôn và thành thị; giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để triển khai thực hiện mục tiêu xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái.

Trong xác định tiêu chí “chỉ số hạnh phúc”, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã hướng đến việc nâng cao chất lượng thực chất cuộc sống của người dân; đối tượng thụ hưởng hạnh phúc chính là người dân. Theo đó, để nâng cao thu nhập cho người dân, Yên Bái đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án để người dân tiếp cận được vốn vay, cũng như áp dụng tiến bộ khoa học để sản xuất kinh doanh. Kết quả là năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 5,05%, vượt 1,05% so với kế hoạch. Số hộ giàu có tăng đáng kể, trên vùng cao Yên Bái đã xuất hiện không ít tỷ phú nhờ trồng rừng, trồng quế, chăn nuôi gia súc…

Trong việc nâng cao sự hài lòng của người dân về đời sống xã hội - tinh thần, ngoài quan tâm phát triển, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh...., Yên Bái cũng nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức. Nhờ đó, năm 2022, chỉ số cải cách hành chính của Yên Bái đã xếp hạng thứ 14/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 10 bậc so với năm trước; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước cũng tăng 5 bậc...

Yên Bái là tỉnh đi tiên phong trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân
Yên Bái là tỉnh đi tiên phong trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân

Qua khảo sát trên phạm vi toàn tỉnh, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đều tăng qua hằng năm, đến năm 2022 là 62,57%, đạt mức 2 (mức khá hạnh phúc), số này tăng 8,27% so với năm 2020.

Ông Triệu Văn Thành ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên (Yên Bái) chia sẻ: Tôi rất vui khi thấy tỉnh Yên Bái là tỉnh đã đi tiên phong trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân. Điều này cho thấy, lãnh đạo tỉnh thực sự rất quan tâm đến đời sống Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân để kết hợp hài hòa giữa xây dựng, phát triển với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Một chính quyền làm cho người dân hài lòng chắc chắn là một chính quyền tốt.

Có thể thấy, quan tâm chất lượng cuộc sống Nhân dân và xác định tiêu chí “chỉ số hạnh phúc” là hướng đi đúng đắn, hợp lý của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đời sống "ấm no, tự do, hạnh phúc” của người dân chính là thước đo hiệu quả và thành công của đường lối, chủ trương của Đảng. Mục tiêu của Yên Bái là hết năm 2023 đưa chỉ số hạnh phúc của người dân lên 63,3% và phấn đấu đến hết nhiệm kỳ tăng 15% so với năm 2020. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Masan Group trao 100 tỷ hỗ trợ chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi"

Masan Group trao 100 tỷ hỗ trợ chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi"

Ngày 5/10 vừa qua, Tập đoàn Masan đã trao 100 tỷ hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai trong khuôn khổ chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.
Tin nổi bật trang chủ
Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thái Nguyên: Tổ chức ngày hội việc làm Quý IV năm 2024

Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thái Nguyên: Tổ chức ngày hội việc làm Quý IV năm 2024

Xã hội - Thảo Khánh - 5 phút trước
Ngày 7/10, tại Thái Nguyên diễn ra ngày hội việc làm Quý IV năm 2024, đồng thời tư vấn chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) - Kết nối cung cầu lao động.
Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Tin tức - Hoàng Quý - 11 phút trước
Chiều 7/10, tại Hà Nội, Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị thông qua các văn bản hoạt động khối và triển khai kế hoạch công tác Khối thi đua số 2 lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Gs. Trần Trung - Giám đốc Học viện Dân tộc - Khối trưởng Khối thi đua số 2, chủ trì Hội nghị.
Ấm no từ “cánh đồng” chính sách

Ấm no từ “cánh đồng” chính sách

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 12 phút trước
Từ vùng đất cằn khô, cánh đồng 132 tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk được cải tạo thành đồng lúa màu mỡ. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Ê Đê - chủ nhân của cánh đồng này không chỉ có cuộc sống ấm no, mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bảo vệ sâm Ngọc Linh trước nguy cơ bị xâm hại

Bảo vệ sâm Ngọc Linh trước nguy cơ bị xâm hại

Pháp luật - Minh Ngọc - Tùng Linh - 14 phút trước
Trước tình trạng trộm cắp và làm giả sâm Ngọc Linh gia tăng, các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã đề ra nhiều biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng trộm cắp sâm, làm giả sâm để bảo vệ các vườn sâm, cũng như giữ gìn thương hiệu sâm quốc bảo.
Masan Group trao 100 tỷ hỗ trợ chương trình

Masan Group trao 100 tỷ hỗ trợ chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi"

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Ngày 5/10 vừa qua, Tập đoàn Masan đã trao 100 tỷ hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai trong khuôn khổ chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024

Thời sự - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Chiều 7/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024.
Trên 15.300 học sinh vùng khó khăn tỉnh Kon Tum được nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ

Trên 15.300 học sinh vùng khó khăn tỉnh Kon Tum được nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ

Giáo dục - Minh Thu - 1 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phân bổ gạo hỗ trợ cho học sinh học kỳ I, năm học 2024 - 2025 theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Nguyên Hiệu trưởng trường mầm non ở Hà Giang bị khởi tố

Nguyên Hiệu trưởng trường mầm non ở Hà Giang bị khởi tố

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Minh (tỉnh Hà Giang) vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Đồng Thị Ngọc (47 tuổi, trú xã Bạch Đích, huyện Yên Minh), nguyên là Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Bạch Đích, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Quảng Nam phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong

Quảng Nam phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam vừa phối hợp với huyện Hiệp Đức tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong với đầy đủ nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động ý nghĩa.
Anh Phạm Văn Thành được tín nhiệm, chọn cử giữ chức danh Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I

Anh Phạm Văn Thành được tín nhiệm, chọn cử giữ chức danh Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 7/10, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra với 133 đại biểu chính thức tham dự. Ngay sau phiên thứ nhất của Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam lần thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương cử 14 anh, chị tham gia Ban Thường vụ Hội khóa I. Anh Phạm Văn Thành được tín nhiệm, chọn cử giữ chức danh Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I.