Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, sáng 19/11, tại huyện Đăk Tô (Kon Tum), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và người Gia Rai” trong hành trình du lịch di sản Kon Tum - Gia Lai.
Nhằm giúp đồng bào Xơ Đăng có sóng viễn thông để liên lạc và lắp đặt camera bảo vệ vườn sâm Ngọc Linh, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã kêu gọi đơn vị viễn thông lắp đặt 2 trạm phát sóng viễn thông tại vùng sóng yếu ở xã Măng Ri và xã Tê Xăng.
Với sự vào cuộc của các cấp Hội LHPN, việc triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới, khuôn mẫu giới; nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tập trung hỗ trợ cây, con giống, tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ đồng bào Xơ Đăng trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp đồng bào Xơ Đăng thay đổi tư duy sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tin tức -
Ngọc Chí -
17:56, 15/11/2024 Chiều 15/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đồng bào Xơ Đăng ở thôn Kon Vơng Kia, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông.
Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.
Ngày 12/9, UBND xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, trên địa bàn xã có một hộ gia đình người DTTS vừa bị mất trộm hơn 300 cây sâm Ngọc Linh.
Thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra gần 50 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4. Cấp độ của các trận động đất này không gây rủi ro thiên tai song vẫn khiến người dân hoang mang. Các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ứng phó. Tuy nhiên, về lâu dài thì cần có nghiên cứu, đánh giá nguy hiểm của động đất và có giải pháp để người dân yên tâm sinh sống.
Xã hội -
Ngọc Chí -
14:28, 10/10/2024 Những ngôi nhà tạm, nhà dột nát của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo trên địa bàn huyện biên giới Đăk Glei (Kon Tum) đang dần được thay thế bằng những căn nhà xây kiên cố và khang trang. Những sự đổi thay đó là quyết tâm của cả hệ thống chính trị và tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Media -
Ngọc Chí -
19:25, 19/11/2024 Từ chỗ phát, đốt rừng làm nương rẫy, những năm gần đây, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tích cực trồng lại rừng. Bởi họ hiểu rằng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giữ cho rừng mãi xanh, sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và hơn hết là che chở cho chính thôn, làng của mình được bình yên.
Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Từ chỗ phát, đốt rừng làm nương rẫy, những năm gần đây, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã tích cực trồng lại rừng. Bởi họ hiểu rằng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giữ cho rừng mãi xanh sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và hơn hết là che chở cho chính thôn, làng được bình yên...
Media -
BDT -
19:25, 09/09/2024 Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vùng Tây Nguyên có một nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đầy tính nhân văn, với rất nhiều lễ cúng các thần linh, như lễ cúng thần nước, thần lửa, thần rừng... Trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ bắc máng nước - một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của đồng bào.
Sáng 19/6, huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Với chủ đề “Các dân tộc huyện Đăk Glei đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư và đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2029 toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Dự Đại hội có lãnh đạo tỉnh, huyện và 150 đại biểu đại diện 45.000 người DTTS trên địa bàn huyện.
Sinh ra, lớn lên gắn bó với rừng và cũng thấu hiểu những hậu quả khi để mất rừng. Giờ đây, cộng đồng người Xơ Đăng ở làng Ty Tu, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đang ngày đêm giữ lại những cánh rừng nguyên sinh hình thành từ hàng trăm năm trước và nỗ lực trồng thêm rừng. Với ước nguyện những cánh rừng mãi thêm xanh để che chở cho dân làng có cuộc sống bình yên.
Sáng 12/6, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tu Mơ Rông và 150 đại biểu DTTS tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Xã hội -
Ngọc Chí -
14:50, 10/06/2024 Nhằm chung tay cùng với chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm cho hộ đồng bào DTTS nghèo, vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Agribank Kon Tum hỗ trợ kinh phí cho vợ chồng A Ương và Y Yuơ (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Kon Bơ Băn, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) xây dựng nhà tình nghĩa.
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…