Thời sự -
Ngọc Chí -
22:22, 26/04/2024 Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Kết luận số 1770, về việc thống nhất chủ trương ban hành Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Khi những cánh hoa Mai Anh Đào nở rộ, một mùa xuân mới lại về trên khắp các thôn, làng ở Kon Tum - vùng đất cực Bắc Tây Nguyên. Đồng bào các dân tộc nơi đây đã có được cuộc sống ổn định, ấm no và sung túc hơn. Những kết quả đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương dành cho đồng bào DTTS.
Không còn cảnh tối tăm mỗi khi màn đêm buông xuống, giờ đây xen kẽ giữa núi rừng Ngọc Linh hùng vĩ là những vùng sáng rực rỡ. Đó là ánh điện đường từ những ngôi làng của đồng bào Xơ Đăng tại huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum) được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Đồng bào Xơ Đăng nơi đây ví đó là ánh sáng của Đảng, Nhà nước mang đến giúp cho đồng bào nâng cao chất lượng đời sống.
Giáo dục -
Hồng Phúc -
08:42, 25/12/2023 Y Tim sinh ra ở Kon Tum, trong hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng em đã không ngừng nỗ lực vươn lên học tập. Em đã đỗ vào Khoa Giáo dục đặc biệt của trường Đại học Sư phạm với số điểm ấn tượng và đang từng ngày thực hiện ước mơ đẹp đẽ là trở thành cô giáo, đồng hành với những đứa trẻ thiệt thòi, kém may mắn trong cuộc sống.
Vào mùa lễ hội, đồng bào Xơ Đăng thường đặt hàng may nhiều đồ thổ cẩm. Họ khoác lên mình những trang phục truyền thống như khố, tấm dồ, váy áo... để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê, mừng lúa mới, đám cưới... Họ mặc bộ trang phục đẹp nhất để dự hội, chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành. Do vậy, đồng bào luôn có ý thức gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng do nhiều tác động nên vài thập niên qua, nghề dệt có nguy cơ mai một dần. Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang giúp đồng bào Xơ Đăng giữ lại nét đẹp văn hóa này.
Ẩn hiện dưới những tầng mây trùng điệp giữa vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ là những ngôi làng của người Xơ Đăng với mái nhà rông cao vút, xen kẽ đó là những ngôi nhà xây kiên cố, trẻ em ríu rít đến trường trên những con đường bê tông sạch đẹp,....cho thấy sự đổi thay trong đời sống của người Xơ Đăng ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum). Điều đó khẳng định những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả.
Khi nói về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình, người Xơ Đăng ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn xem nghệ thuật điêu khắc tượng cổng làng là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, mang hồn thiêng sông núi, tạo thêm niềm tin yêu cháy bỏng về một cuộc sống an lành, hạnh phúc nơi sườn núi Trường Sơn.
Kinh tế -
Tiêu Dao – Hồ Quân -
21:20, 26/09/2023 Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 và tháng 10, khi lúa đã chín rộ, người Xơ Đăng ở Nam Trà My (Quảng Nam) bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Media -
Trương Vui - Đặng Việt Hùng -
18:36, 11/09/2023 Dân tộc Xơ Đăng còn có tên gọi là Hđang, Kmrâng, Con lan, Brila. Đồng bào cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Sáng 28/7, UBND huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) tổ chức khai mạc Liên hoan đàn và hát dân ca các dân tộc lần thứ I, năm 2023.
Xã hội -
PV -
10:23, 20/03/2023 Lớp học xóa mù chữ ở xã Măng Búk, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được mở với học sinh là các chị, các mẹ người dân tộc Xơ Đăng. Những bàn tay thô ráp chỉ quen việc ruộng rẫy đã nắn nót từng nét chữ.
Để tiếng cồng, tiếng chiêng, sắc màu trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS không bị mai một, nhiều năm nay, các cấp chính quyền ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) luôn phát huy vai trò của các già làng, Người có uy tín trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc.
“Bây giờ thanh thiếu niên ở Kon H’rinh đã biết yêu văn hóa dân tộc mình, có ý thức học hỏi để giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Kon H’Rinh đã có đội chiêng, đội múa trẻ, nhiều thanh thiếu niên biết chơi nhạc cụ truyền thống”. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của những nghệ nhân tâm huyết, giới chuyên môn và những người yêu văn hóa Xơ Đăng khi về Kon H’rinh, xã Ea Đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Đó là ông A In (66 tuổi, trú ở làng Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông). Ông đã được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú năm 2019 vì những đóng góp trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Chúng tôi đến thôn 4, xã Trà Cang, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) khi người dân trong thôn đang bận rộn vào mùa thu hoạch quế. Dù vậy, hàng ngày bà Trần Thị Hoa (68 tuổi) vẫn tranh thủ dành thời gian ngồi bên khung dệt, bởi bà rất tâm huyết với nghề truyền thống của người Xơ-đăng.
Khi những ánh đèn giữa thung lũng Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) bật lên, đối nghịch với sự ấm cúng của những gia đình vẹn toàn; ngược lại sự ồn ào từ các lán trại công trường cầu đường là sự trầm lắng của những căn nhà gỗ. Trong những căn nhà ấy là hàng loạt người sơn nữ Xơ-đăng ôm con trong vô vọng đợi chờ người mình từng đặt niềm tin yêu quay về, mà mong đợi ấy như làn khói mong manh.
Ở xã vùng cao Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), nơi có gần 100% đồng bào dân tộc Xơ-đăng sinh sống, khó khăn, đói nghèo vẫn đeo đẳng từng ngày.
Trước đây chừng 5 năm, nhắc đến thôn 5 của xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), ai cũng ái ngại bởi sự xa xôi, cách trở.
Đồng bào Xơ-đăng cư trú chủ yếu ở tỉnh Kon Tum và hai huyện Trà Mi, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Người Xơ-đăng có nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó Lễ cúng máng nước là một nghi thức tiêu biểu.