Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xóa nghèo luôn là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của huyện Như Xuân

Quỳnh Trâm - 11:39, 09/12/2022

Dù đã nỗ lực thoát khỏi huyện nghèo 30a sớm hơn kế hoạch 3 năm, tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ giảm nghèo luôn được huyện Như Xuân (Thanh Hóa) xác định là trọng tâm thường xuyên, lâu dài.


Người dân đã thay đổi phương thức canh tác, tập quán và dịch chuyển, sản xuất hàng hóa để thoát nghèo
Người dân đã thay đổi phương thức canh tác, tập quán và dịch chuyển, sản xuất hàng hóa để thoát nghèo

Từng là vùng đất nghèo khó, huyện Như Xuân đã bứt phá lên, góp phần trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá. Trong đó, có nhiều xã từ khó khăn trở thành điểm sáng đầy tiềm năng, như xã Bình Lương là một ví dụ. 

Từ một xã khó khăn, tranh thủ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua Đảng ủy, chính quyền xã, người dân đã đoàn kết đồng lòng nỗ lực phát huy nội lực, vươn lên thực hiện công cuộc thoát nghèo. 

Từ sự phấn đấu phát triển của các xã, mà trên những bản làng ra xã, từ xã ra trung tâm huyện những con đường đất gập ghềnh khó đi trước đây, nay đã được “cứng hóa”, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đi lại. Những vạt đồi trọc đã được phủ bởi màu xanh trù phú của keo, cam, bưởi… Những nếp nhà tranh, nhà lá đơn sơ đã được thay bằng những ngôi nhà mái ngói kiên cố, nằm nép mình trên những sườn đồi xanh mướt.

Hiện nay, huyện Như Xuân đã ra khỏi danh sách huyện nghèo, do vậy các xã, người dân cũng không thụ hưởng nguồn hỗ trợ từ chương trình 30a bị cắt. Song, về cơ bản nhận thức của người dân đã có nhiều thay đổi, không còn nhiều tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách.

Việc xây dựng đường giao thông nông thôn là động lực để người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo
Việc xây dựng đường giao thông nông thôn là động lực để người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo

Người dân cũng đã thay đổi phương thức canh tác, tập quán và dịch chuyển, sản xuất hàng hóa để thoát nghèo. Việc giảm nghèo giờ đây đã chuyển từ “cho không” sang “cho vay”. Nhiều hộ dân đã nhận thức được rằng, chỉ có tự mình cố gắng thì mới có thể thoát nghèo. Người dân đã chủ động tập trung vào phát triển các loại cây, con giống thế mạnh, phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu. Nhiều trang trại, gia trại ra đời và giải quyết được bài toán đất đai, giảm nghèo của địa phương.

Ông Lê Phúc Hải, Chủ tịch UBND xã Hóa Quỳ, chia sẻ: “Trước đây, cán bộ không nhận định và không xác định được dân nghèo đi, hay giàu lên là vì cái gì, nhưng khi không còn sự đầu tư của Nhà nước, thì dân tự phát triển và ngày một mạnh hơn lên. Điều đó cho thấy, để thoát nghèo, hơn hết phải là nguồn lực tự có của địa phương, sự tự thân vận động của người dân”. Cán bộ thay vì cầm tay chỉ việc, làm hết cho dân thì cần nhất là tuyên truyền cho họ hiểu, xác định được lợi thế của từng địa phương, thậm chí từng thôn, từng hoàn cảnh gia đình để tập trung sản xuất. 

Khi thôn Đồng Xuân xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu cũng là khi xã không còn được thụ hưởng chương trình Nghị quyết 30a, lúc đầu lãnh đạo xã xuống họp từ cấp ủy, Chi bộ, tổ chức hội nghị Nhân dân và các tổ chức đoàn thể cùng phân tích, tuyên truyền việc hiến đất thì nhận sự phản đối gay gắt.

 Nhưng sau khi hiểu ra, mình chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, nhiều hộ gia đình đã hiến đất, 100% số hộ tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới với số tiền 800 nghìn đồng/khẩu. Vì thế, sau 2 tháng đã thu được 300 triệu đồng. 

“Quá sức tưởng tượng. Trước đây, cán bộ cũng chưa bao giờ tưởng tượng bộ mặt nông thôn thay đổi được thế này. Làm giàu là trong tầm tay của người dân”, Chủ tịch Lê Phúc Hải, phấn khởi bày tỏ.

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất
Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất

Tại xã Bình Lương, ông Lê Đức Tuấn, Chủ tịch UBND xã cũng thông tin, trên cơ sở xác định rõ những lợi thế, xã Bình Lương khuyến khích, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 46 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,2% năm 2016, xuống còn 3,5% năm 2021.

Ông Lê Văn Thuận, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Như Xuân cho biết: Chương trình giảm nghèo nhanh bền vững, đảm bảo an sinh luôn được sự quan tâm của Đảng bộ huyện, coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, cấp bách và thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Giai đoạn 2016-2021, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện đã đạt được những kết quả toàn diện. Năm 2018, Như Xuân là huyện 30a đầu tiên của tỉnh được công nhận ra khỏi huyện nghèo, hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ trước 3 năm.

 Đến nay, theo kết quả rà soát giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Như Xuân là 16,94%, hộ cận nghèo 19,58%. Giai đoạn 2021-2025, huyện đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 3%. Để đạt được mục tiêu, sự quyết định không chỉ nằm ở công tác chỉ đạo, lãnh đạo, mà cần sự nỗ lực, chủ động của Nhân dân trong phong trào thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 3 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 7 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 7 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 8 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.