Vitamin B9 hay còn có tên gọi khác là folate hoặc acid folic và một loại vitamin thiết yếu có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể của con người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh bởi loại vitamin này giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, tổng hợp, nhân đôi và tránh đột biến ADN. Đối với nam, vitamin B9 tham gia vào quá trình tạo tinh trùng, giúp tăng số lượng và chất lượng của tinh trùng.
Với những người bị bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, vitamin B9 giúp hạn chế xơ vữa mạch vành phát triển bởi nó làm giảm lượng homocystein (chất giúp xơ vữa mạch vành hình thành và phát triển).
Quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh cũng không thể thiếu được loại vitamin này. Vì thế, bổ sung đầy đủ vitamin B9 sẽ giúp thần kinh hoạt động tốt hơn, tránh mắc các bệnh như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn thái độ. Cùng với vitamin B12, folic acid giúp sản sinh tế bào máu, từ đó hạn chế bệnh thiếu máu ở cơ thể.
Ngoài ra, vitamin B9 cũng rất cần thiết cho những người thường xuyên phải dùng thuốc như thuốc giảm đau, hạ đường huyết, khánh sinh, chống sốt rét,... Bởi đây là chất xúc tác của nhiều loại dược phẩm khác, từ đó giảm tối đa các tác dụng phụ có hại của thuốc với cơ thể.
Triệu chứng khi thiếu hụt vitamin B9
Khi cơ thể thiếu Vitamin B9 có các triệu chứng bao gồm: Giảm trí nhớ, bị thiếu máu, suy nhược, da nứt... cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tim đập nhanh, dị tật bào thai, bệnh loãng xương, ung thư ruột và giảm bạch cầu, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Tác dụng của Vitamin B9 với cơ thể con người
Phòng ung thư: Vitamin B9 giúp loại trừ nguy cơ ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết và ung thư phổi.
Ổn định tim mạch: Vitamin B9 giúp loại bỏ homocysteine - đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh về tim mạch. Nó điều khiến mức độ lắng đọng cholesterol trong máu, giúp hệ thống tim mạch hoạt động bình thường.
Tạo cơ bắp: Vitamin B9 được coi là một thành phần xây dựng cơ bắp, nó giúp tăng trưởng và duy trì các mô cơ.
Tái tạo tế bào: Vitamin B9 giúp tái tạo và sửa chữa tế bào da, thay thế các tế bào cũ bằng các tế bào mới. Các tế bào được tìm thấy trong màng ruột non cũng được tạo thành từ Vitamin B9.
Hạn chế dị tật bào thai: Vitamin B9 hạn chế các khuyết tật của thai nhi. Thiếu Vitamin B9 có thể gây ra các khuyết tật về ống thần kinh. Bởi vậy, để thai nhi phát triển toàn diện, các bà bầu cần cung cấp đầy đủ Vitamin B9 (acid folic) trước khi có thai và trong suốt thai kỳ.
Ổn định tinh thần và cảm xúc: Vitamin B9 hữu ích trong việc điều trị các chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn tinh thần và tình cảm. Đây cũng là những vấn đề về sức khỏe khá phổ biến hiện nay.
Tổng hợp AND: Được coi là một coenzyme, Vitamin B9 góp phần hiệu quả trong các hoạt động quan trọng của cơ thể, như sự tổng hợp ADN.
Ngăn chặn một số bệnh lý khác: Vitamin B9 còn được sử dụng cho chứng mất trí nhớ, bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, loãng xương, chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, AIDS, bệnh bạch biến và hội chứng Fragile-X.
Những thực phẩm nào có nhiều vitamin B9?
Vitamin B9 có rất nhiều trong thực vật bao gồm các sản phẩm rau ăn lá cũng như các loại hoa quả. Đây là một loại vitamin có thể được bổ sung một cách dễ dàng thông qua các thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Lượng vitamin B9 tự nhiên có hàm lượng cao có trong các thực phẩm sau:
Các loại rau xanh nhiều lá như: bắp cải, bông cải xanh...
Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng…
Trái cây: chanh, bưởi, chuối và dưa….
Các loại mì ống, ngũ cốc, bánh mì...
Nhu cầu vitamin B9 khác nhau với từng đối tượng, cụ thể:
Trẻ còn bú, phụ nữ có thai, cho con bú: 500mcg.
Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 100mcg.
Trẻ từ 4 - 12 tuổi: 200mcg.
Trẻ từ 13 tuổi trở lên: 300mcg.
Lưu ý, ngưỡng giới hạn an toàn của cơ thể với loại vitamin này là 800mcg. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý rằng vitamin B9 chống chỉ định khi dùng đơn độc trong trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12, thiếu máu ác tính, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Lưu ý
Nên uống vitamin B9 giữa 2 bữa ăn.
Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó bạn hãy uống viên sắt – vitamin B9 chung với nước cam hoặc nước trái cây.
Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì axit folic sẽ làm giảm khả năng hấp thu.
Uống vitamin B9 thường hay bị táo bón nên cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.
Khi bổ sung vitamin B9 cần lưu ý thuốc tránh thai làm giảm hấp thụ vitamin B9.
Các bệnh nhân ung thư máu, đa hồng cầu,... không được dùng vitamin B9.
Nên dùng vitamin B9 một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc.