Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Virus Nipah đang bùng phát, TP Hồ Chí Minh tăng cường giám sát người nhập cảnh về từ vùng dịch

T.Hợp - 15:30, 28/09/2023

Trong tuần qua, virus Nipah đã bùng phát tại bang Kerala miền Nam Ấn Độ. Tại Việt Nam, dù chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng để ngăn chặn sự lây truyền của virus này, ngày 28/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã tổ chức giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch về.

Virus Nipah liên kết với các thụ thể trên tế bào người trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. (Nguồn ảnh: Dr_microbe/Getty).
Virus Nipah liên kết với các thụ thể trên tế bào người trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. (Nguồn ảnh: Dr_microbe/Getty).

Virus Nipah là một loại virus RNA thuộc họ Paramyxoviridae. Virus Nipah lây truyền từ động vật sang người. Virus được tìm thấy chủ yếu ở động vật và ban đầu có thể lây từ động vật sang người.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, bệnh do virus Nipah gây nên được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1999, sau một đợt dịch bùng phát trên cả lợn và người ở Malaysia và Singapore. Loại virus này thường lây lan chủ yếu từ loài dơi ăn quả, có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, virus Nipah cũng có thể lây từ người này sang người khác nếu tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của người nhiễm.

Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao (40% - 75% tùy thuộc vào chủng) và sự lây lan ngày càng tăng giữa người với người có thể dẫn đến sự biến đổi của virus. 

Đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, để phát hiện sớm các trường hợp sốt hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để cách lý, xử trí kịp thời ngay tại cửa khẩu, hiện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh vẫn thực hiện giám sát 24/24 giờ người nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế (Cảng hàng hông quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng hải TP Hồ Chí Minh). Trong đó, sẽ tăng cường giám sát người nhập cảnh từ các vùng đang bùng phát dịch.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố cũng lưu ý các hành khách đi về từ vùng dịch, nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như: sốt, nhức đầu từ 3 - 14 ngày cùng với các dấu hiệu hô hấp ho, đau họng và khó thở cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh nhiễm virus Nipah, ngành y tế khuyến cáo người dân nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước; tránh tiếp xúc với dơi hoặc lợn bị bệnh; tránh những nơi dơi thường trú ngụ; tránh ăn hoặc uống các sản phẩm có thể bị ô nhiễm bởi dơi, chẳng hạn như nhựa cây chà là sống, trái cây sống hoặc trái cây tìm thấy trên mặt đất; tránh tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của bất kỳ người nào được biết là bị nhiễm Nipah.

Người dân cần lưu ý các triệu chứng nhiễm virus Nipah thường xuất hiện sau 4 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus Nipah, triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm viêm não và có khả năng tử vong. Cụ thể, các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt và nhức đầu từ 3 - 14 ngày và thường bao gồm các dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như ho, đau họng và khó thở. Giai đoạn biến chứng nặng (viêm não), bệnh nhân có thể có các triệu chứng như buồn ngủ, mất phương hướng và rối loạn tâm thần, có thể nhanh chóng tiến triển đến hôn mê trong vòng 24 - 48 giờ.

Do hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với virus Nipah mà chủ yếu là điều trị theo triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân, cho người bệnh nghỉ ngơi và truyền dịch. Theo các chuyên gia y tế, một số phương pháp điều trị virus Nipah đang được phát triển. Chẳng hạn như, liệu pháp kháng thể đơn dòng. Trong liệu pháp này, protein miễn dịch được sản xuất trong phòng thí nghiệm, bắt chước các kháng thể cơ thể tạo ra tự nhiên nhằm chống lại virus.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường chính sách chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS Gia Lai: Cô đỡ thôn bản - Cánh tay nối dài của ngành Y tế (Bài 2)

Tăng cường chính sách chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS Gia Lai: Cô đỡ thôn bản - Cánh tay nối dài của ngành Y tế (Bài 2)

Nhằm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh thì vai trò của các cô đỡ thôn bản rất quan trọng trong hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, cô đỡ thôn bản chính là cánh tay nối dài của ngành Y tế trong hành trình thay đổi nhận thức, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 3 giờ trước
Huyện Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 5 xã biên giới tiếp giáp với thị Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 36km. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại với các huyện biên giới luôn được huyện Văn Lãng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.