Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp nông nghiệp sinh thái “cất cánh”

Vân Khánh - 19:42, 28/04/2023

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của thị trường hiện nay. Nhằm bắt kịp xu thế trên và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc ban hành nhiều chính sách, triển khai đồng bộ các giải pháp, đồng thời đặt ra mục tiêu hướng đến phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, qua đó giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững.

Mô hình trồng cây ăn quả tại xã Bồ Lý, Tam Đảo giúp nhiều hộ dân đồng bào DTTS thoát nghèo.
Mô hình trồng cây ăn quả tại xã Bồ Lý, Tam Đảo giúp nhiều hộ dân đồng bào DTTS thoát nghèo

Định hướng đúng đắn

Triển khai Nghị quyết số 19 của của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 28, chỉ đạo ngành Nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo hướng thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, tiềm năng của từng địa phương.

Kế hoạch đề ra các hướng, giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Trong đó, định hướng, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao.

Trong khi đó, chăn nuôi được định hướng phát triển thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu nông nghiệp theo hướng trang trại công nghiệp, áp dụng KHCN chăn nuôi an toàn sinh học, có địa chỉ truy xuất nguồn gốc và đầu ra ổn định. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức thâm canh. Hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung, tích cực đầu tư, áp dụng KHCN trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng con giống truyền thống, nghiên cứu giống đặc sản để xây dựng thương hiệu cá giống của tỉnh. Đồng thời, tăng cường quản lý, phát triển và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Gắn công tác bảo vệ rừng với phát triển kinh tế rừng, từng bước hình thành ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm gỗ cao cấp, có thương hiệu trên thị trường.

Nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả

Tam Đảo là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc với gần 50% là đồng bào DTTS, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.

Những năm qua, để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp chính quyền của huyện Tam Đảo đã triển khai nhiều chương trình, dự án, giải pháp nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.

Vĩnh Phúc triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp sinh thái.
Vĩnh Phúc triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp sinh thái

Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp tại địa phương phát huy hiệu quả. Điển hình như mô hình hợp tác xã trồng na dai theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP tại xã Bồ Lý đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động, hợp tác xã đã làm tốt các khâu kỹ thuật, đầu ra, quảng bá sản phẩm, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tập thể. Đến nay, sản phẩm xuất ra thị trường đều có tem nhãn truy xuất nguồn gốc và được kiểm soát quy trình chặt chẽ. Từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể, giá trị kinh tế na dai Bồ Lý được nâng cao, thị trường mở rộng, không chỉ cung cấp cho các thương lái trong tỉnh mà còn được tiêu thụ trong các hệ thống cửa hàng thực phẩm an toàn tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Hay mô hình trồng cây dược liệu quý được nhân rộng tại địa bàn huyện Tam Đảo.

Ông Lý Văn Thủy, người dân tộc Sán Dìu, tại thôn Đồng Quạ, xã Đạo Trù cho biết, nhận thấy nguy cơ cây thuốc trên rừng ngày càng cạn kiện, ông đã phát triển trồng ở vườn nhà và trên đồi. Sau nhiều năm phát triển, nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm sóc, giờ đây gia đình ông Thuỷ sở hữu vườn cây dược liệu lớn với đủ loại cây thuốc quý. Các sản phẩm chế biến từ cây dược liệu hằng năm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Thủy.

Nhằm giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS phát triển nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính quyền huyện Tam Đảo thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ bà con phân bón, giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao.

Với những định hướng đúng đắn nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng KHCN, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường. Tầm nhìn đến năm 2045, Vĩnh Phúc phấn đấu trở thành một trong những địa phương có nền nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần đưa sản phẩm vươn tầm quốc tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
IC MASTER 2023: Chân dung 4 đội thi xuất sắc bước vào giai đoạn tăng tốc về đích

IC MASTER 2023: Chân dung 4 đội thi xuất sắc bước vào giai đoạn tăng tốc về đích

Như đã đưa tin, Cuộc thi "Sinh viên ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá vùng DTTS”, cuộc thi IC MASTER 2023 do Học viện Ngoại giao tổ chức; 4 đội thi xuất sắc đang gấp rút chuẩn bị cho vòng Chung kết The Impact với những đề án ấn tượng xoay quanh chủ đề: “Ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá địa phương”.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 5 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 10 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 14 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 14 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.