Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Thụy Sĩ

PV - 17:10, 28/06/2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định cam kết Quốc hội, Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Thụy Sĩ, đầu tư sản xuất, kinh doanh lâu dài.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Thụy Sĩ Martin Candinas. Ảnh: Theo quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Thụy Sĩ Martin Candinas. Ảnh: Theo quochoi.vn

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) Martin Candinas và Đoàn đại biểu cấp cao Thụy Sĩ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-30/6.

Sáng 28/6, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Lễ đón trọng thể Chủ tịch Hạ viện Martin Candinas và đoàn, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch Hạ viện Martin Candinas và Đoàn thăm chính thức Việt Nam.

Tham gia đoàn có Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Eric Nussbaumer, Phó Chủ tịch thứ hai Hạ viện Maja Riniker, thể hiện sự coi trọng của Thụy Sĩ với Việt Nam nói chung, cũng như quan hệ hợp tác giữa 2 cơ quan lập pháp nói riêng.

Chủ tịch Hạ viện Martin Candinas trân trọng cảm ơn về sự đón tiếp thịnh tình của Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; đồng thời nhấn mạnh, Thụy Sĩ là một trong những nước Tây Âu đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1971.

Toàn cảnh cuộc hội đàm
Toàn cảnh cuộc hội đàm. Ảnh: Theo quochoi.vn

Trải qua 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp, hợp tác chặt chẽ, không chỉ trong quan hệ song phương mà còn trên diễn đàn đa phương.

Tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hạ viện Thụy Sĩ thông báo về tình hình hình kinh tế-xã hội; về cơ cấu, chức năng của Cơ quan lập pháp mỗi nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ cũng như cập nhật Chương trình phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc vào chương trình phát triển quốc gia, mở đầu bằng Tuyên bố Hà Nội tại IPU-132.

Việt Nam đang tập trung cho 2 mục tiêu, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Đó là cơ sở kinh tế để Việt Nam đưa ra cam kết Net Zero vào năm 2050 tại Hội nghị COP26.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống với Thụy Sĩ; cảm ơn Thụy Sĩ đã dành cho Việt Nam hơn 600 triệu USD (ODA) trong giai đoạn 1991-2021 cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc phòng, chống dịch Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi đoàn trên tất cả các kênh; tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Martin Candinas nhất trí cho rằng kim ngạch thương mại hai nước năm 2022 đạt khoảng 810 triệu USD (năm 2021 đạt khoảng 2,4 tỷ USD), đầu tư từ Thụy Sĩ tại Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD, là chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước.

Bày tỏ mong muốn việc đàm phán, ký kết Hiệp định này sẽ sớm được các bên hoàn tất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn câu nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau" và trong trường hợp này là "muốn đi nhanh và về đích thì phải đi cùng nhau".

Chia sẻ với Chủ tịch Quốc hội, ngài Martin Candinas cho biết, Thụy Sĩ rất quan tâm thúc đẩy đầu tư, thương mại, công nghệ và tri thức nên cũng mong Hiệp định EFTA sớm được ký kết trong năm 2024; nhấn mạnh thương mại và đầu tư giống như "dòng nước chảy", nước sẽ chảy nhanh khi không có vật cản. Khi kinh tế phát triển thì sức mua lớn hơn, sẽ có những sản phẩm chất lượng cao.

Các đại biểu cùng dự hội đàm
Các đại biểu cùng dự hội đàm. Ảnh: Theo quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu quan điểm, hai nước còn nhiều cơ hội hợp tác về khoa học, công nghệ, giáo dục, ứng phó với biến đối khí hậu; đồng thời đề nghị Thụy Sĩ tăng học bổng và hợp tác giữa các cơ sở giáo dục hai bên, thực hiện các chương trình liên kết đào tạo về dược phẩm, công nghệ cơ khí chính xác, du lịch, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn và đề nghị Quốc hội, Chính phủ Thụy Sĩ tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ ổn định cuộc sống, hội nhập sở tại, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai nước.

Về hợp tác Nghị viện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, kể cả cấp ủy ban và các nghị sĩ.

Hai bên tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp để kiến tạo thể chế phát triển, đáp ứng yêu cầu toàn cầu hiện nay, như các vấn đề chuyển đổi năng lượng công bằng, chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hai bên có thể tăng cường tham vấn, trao đổi, phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF); đồng thời, các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị của hai nước cần tăng cường hợp tác nhiều hơn.

Hai Cơ quan lập pháp hai nước có thể phối hợp giám sát, thúc đẩy triển khai các thỏa thuận của 2 Chính phủ; thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với các bang của Thụy Sĩ, kể cả các cơ quan dân cử ở địa phương.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định cam kết, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư sản xuất, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Ngài Martin Candinas cho biết, Thụy Sĩ hoan nghênh cam kết của Việt Nam trong Hội nghị COP26, đồng thời, cho biết, cả hai nước đều có mục tiêu chung phát triển bền vững. Do đó, Thụy Sĩ luôn quan tâm và sẵn sàng hợp tác để hai bên cùng đạt được mục tiêu này.

Trong chính sách đối ngoại của mình, Thụy Sĩ quan tâm, luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược hợp tác kinh tế trong khu vực. Đây cũng là lý do Đoàn đại biểu cấp cao của Thụy Sĩ chọn Việt Nam trong chuyến công du châu Á lần này.

Đánh giá Việt Nam có nền kinh tế phát triển năng động, thành công, thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo trong thời gian qua, ngài Martin Candinas cho biết, thông qua nói chuyện, đại diện doanh nghiệp Thụy Sĩ mong muốn tiếp tục đầu tư, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai quốc gia.

Thụy Sĩ mong muốn tăng cường đầu tư, hợp tác thương mại, hợp tác kinh tế hiệu quả, góp phần để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng các đại biểu Đoàn đại biểu cấp cao Hạ viện Thụy Sĩ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng các đại biểu Đoàn đại biểu cấp cao Hạ viện Thụy Sĩ

Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp Thụy Sĩ tại Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho khoảng 120.000 người lao động. Không chỉ doanh nghiệp Thụy Sĩ, chuyến thăm này Đoàn quan tâm đến hợp tác với các công ty địa phương của Việt Nam - nhà cung cấp của doanh nghiệp Thụy Sĩ. Bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, ngài Martin Candinas nhấn mạnh, với nhiều chương trình, dự án ở Việt Nam hơn 30 năm qua, Thụy Sĩ sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác này trong thời gian tới.

Theo Chủ tịch Hạ viện, Thụy Sĩ chú trọng việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Đoàn thăm công ty may mặc để tìm hiểu về năng suất cũng như điều kiện làm việc của người lao động. Với thỏa thuận về nâng cao điều kiện lao động đã được hai nước ký kết, ngài Martin Candinas bày tỏ tin tưởng các chương trình, hợp tác của Thụy Sĩ sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Tại hội đàm, trao đổi về một số vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Martin Candinas khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không; mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Tại hội đàm, Chủ tịch Hạ viện Martin Candinas trân trọng mời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sớm thăm chính thức Thụy Sĩ. Chủ tịch Quốc hội đã vui vẻ nhận lời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 1 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Phương Linh - 2 giờ trước
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 2 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã vượt lên định kiến, quyết tâm bứt phá trên mọi lĩnh vực, như: Khởi nghiệp, văn hóa, nghệ thuật… và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão cống hiến trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần nhiệt huyết đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS. Chương trình vấn đề sự kiện tuần này sẽ bàn về chủ đề: Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 6 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).