Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vì một Việt Nam hùng cường thịnh vượng, người dân ấm no hạnh phúc hơn

PV - 09:30, 01/01/2024

Đất nước đã bước vào năm 2024, đánh dấu vượt qua nửa chặng đường của nhiệm kỳ này với những bước tiến đáng ghi nhận. 1000 ngày đáng nhớ với tâm thế luôn hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Chính phủ, các cấp, các ngành, vì một Việt Nam hùng cường thịnh vượng, người dân ấm no hạnh phúc hơn.

Có thể khẳng định rằng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cùng với các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương đã đi vào cuộc sống như một lẽ tự nhiên
Có thể khẳng định rằng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cùng với các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương đã đi vào cuộc sống như một lẽ tự nhiên

Vượt khó, trụ vững, xoay chuyển tình thế… là những cụm từ được nhắc đến nhiều vào dịp này khi các cấp, các ngành cùng nhìn lại 1000 ngày hoạt động đã qua của Chính phủ nhiệm kỳ này.

Để có được bức tranh sáng sủa của tình hình đất nước, để có được những thành tựu về kinh tế xã hội, chúng ta phải vượt qua muôn trùng sóng gió. Ba năm tưởng như dài bằng cả thập kỷ khi năm nào cũng có những diễn biến bất thường, khó lường nối nhau, như để thử thách bản lĩnh của những người chèo lái con thuyền kinh tế đất nước.

Có thể nói, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đất nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn, có những khó khăn chưa có tiền lệ. Đại dịch COVID-19 kéo dài gây hậu quả nặng nề, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn biến phức tạp; cuộc xung đột đẫm máu giữa Israel – Hamas ngày một lan rộng sang các nước láng giềng; hầu hết các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; lạm phát tăng cao, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất dẫn đến suy giảm tăng trưởng và gia tăng rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế... tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Với độ mở của nền kinh tế trên 200%, kinh tế Việt Nam lẽ ra bị ảnh hưởng rất lớn, biến động gấp đôi kinh tế thế giới. Thế nhưng, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu.

Kỳ tích không đến một cách tự nhiên. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế của chúng ta có sự hồi phục, tăng trưởng như vậy là có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và điều hành linh hoạt, sáng suốt của Chính phủ, cũng như quyết tâm đồng lòng vượt khó của doanh nghiệp và nhân dân.

Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 7), Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ trong nửa đầu nhiệm kỳ 2021-2026, đất nước ta đã vững vàng vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận, đóng góp vào kết quả này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có sự quản lý, điều hành nhạy bén, quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp.

Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao nỗ lực, kết quả mà đất nước ta đạt được trong hơn nửa chặng đường của nhiệm kỳ khóa XIII, cũng như bản lĩnh vượt sóng gió của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Việt Nam nổi lên là một điểm sáng về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu
Việt Nam nổi lên là một điểm sáng về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu

Nhìn nhận 1.000 ngày hoạt động vừa qua của Chính phủ, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tâm đắc với 2 từ: Trụ vững và xoay chuyển tình thế. Nền kinh tế "trụ vững" trong đại dịch COVID-19, vượt qua tình trạng đứt gẫy chuỗi cung ứng, đồng thời, tạo lập cơ sở để chuyển nhịp, bước vào quỹ đạo phát triển mới - công nghệ cao, hội nhập quốc tế tầm cao một cách tự tin.

Ông cũng đánh giá cao nguyên tắc "tình thế bất thường, giải pháp phải khác thường" mà Chính phủ vận dụng. "Không có vấn đề nào không có cách giải quyết" là lời Thủ tướng nhiều lần khẳng định.

Cách điều hành vĩ mô của Chính phủ thời kỳ sóng gió vừa qua đã thể hiện phần nào năng lực và bản lĩnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Giữ nhịp tăng trưởng, bảo đảm ổn định vĩ mô cho nền kinh tế mở trong điều kiện thế giới đứt chuỗi cung ứng, lạm phát cao là một thành tích thật sự có ý nghĩa. Đó là kết quả của cách quản trị - điều hành linh hoạt, theo tinh thần "ứng vạn biến" tích cực.

Dưới lăng kính quốc tế, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ông Andrea Coppola nhận định suy thoái toàn cầu là cú sốc lớn đối với nền kinh tế mở của Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều quốc gia trên thế giới kỳ vọng. Thực tế đã chứng minh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm trong TOP những nước hàng đầu khu vực và thế giới.

Có thể nói, với các bước đi rất cụ thể, sâu sát, tự tin, kiên trì, không đao to búa lớn, Chính phủ nhiệm kỳ này đã bắt tay thực hiện công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế theo cách "không trông chờ ỷ lại, tự lực tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", tạo chuyển biến từ việc nhỏ để làm nên sức bật đổi mới mạnh mẽ.

Từ những cuộc họp bất kể ngày đêm bàn tới bàn lui tìm lời giải bài toán phát triển, Thủ tướng muốn chắt chiu từng phần trăm tăng trưởng cho nền kinh tế, với tinh thần "suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn. Suy nghĩ xong thì bắt tay hành động, làm tốt hơn, nói đi đôi với làm, nói ít, làm nhiều, không phô trương, hình thức".

Đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định rằng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cùng với các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương đã đi vào cuộc sống như một lẽ tự nhiên, bởi tính đúng đắn, bởi mục tiêu được xác định phù hợp với điều kiện thực tế, với "ý Đảng hợp với lòng dân", và cũng bởi sự góp sức của Chính phủ, của các cấp, các ngành.

Con đường thịnh vượng cho đất nước, cho sự sung túc, khá giả hơn cho người dân, đã đòi hỏi Chính phủ, cả hệ thống chính trị phải ngày đêm lao tâm khổ tứ, vào cuộc nhanh chóng, chủ động, quyết liệt trong đương đầu với sóng gió, không thể để cơ hội phát triển vuột mất, toàn tâm toàn ý, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Bước sang năm mới 2024, hơn lúc nào hết chúng ta cần phát huy những kết quả đã đạt được, khẩn trương hành động với tư duy đột phá, nắm bắt thời cơ, làm mới các động lực cũ, kiến tạo các động lực mới, khắc phục các yếu kém nội tại, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa đất nước tiếp tục vượt qua những hải trình sóng gió vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân ấm no hạnh phúc hơn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 1 giờ trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 2 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 2 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 2 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 2 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.