Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vẹn nguyên bản sắc văn hóa Mnông bên hồ Lắk

Lê Hường - 07:29, 08/01/2025

Hồ Lắk được ví như viên ngọc quý, điểm du lịch hấp dẫn của đại ngàn Tây Nguyên. Dòng nước mát lành hồ Lắk không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước, mà còn sản sinh nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú. Nơi đây cũng trở thành vùng đất văn hóa đặc trưng của xứ sở voi, nghề đánh bắt thủy sản bằng thuyền độc mộc gắn với những nghi lễ độc đáo.

Những ngôi nhà sàn truyền thống nằm san sát ở buôn M’liêng.
Những ngôi nhà sàn truyền thống nằm san sát ở buôn M’liêng

Vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị

Từ hàng trăm năm trước, cộng đồng người Mnông R’lâm hội tụ về đây khai lập buôn làng. Hầu hết các buôn sống ven hồ Lắk có hơn 95% là người Mnông R’lâm. Dù các buôn sống quanh thị trấn Liên Sơn trong bán kính khoảng vài cây số, nhưng vẫn giữ vẻ đẹp nguyên sơ của cao nguyên đại ngàn.

Bao đời nay, đồng bào Mnông ven hồ Lắk vẫn làm lúa nước và đánh bắt thủy sản bằng thuyền độc mộc. Người Mnông sinh sống ven hồ Lắk xem chiếc thuyền độc mộc không chỉ là phương tiện lao động tạo ra thu nhập và thực phẩm hằng ngày, mà còn là tài sản khẳng định vị thế xã hội trong cộng đồng buôn.

Nhiều năm làm nghề thầy cúng trong các lễ tục của buôn, thầy cúng Y Sớ Ênuôl ở buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk bộc bạch: Để làm một chiếc thuyền độc mộc đẹp đòi hỏi cả một quá trình chuẩn bị và thực hiện tỉ mỉ, công phu. Phải vào rừng tìm gỗ sao, thân to và thẳng. Trước khi chặt cây, phải cúng Yang, xin phép thần rừng. Sau khi thủ tục cúng tế xong mọi người mới tổ chức chặt cây. Với mong muốn có sự may mắn, an toàn cho gia chủ và chiếc thuyền, nên trước khi hạ thủy thường tổ chức cúng thủy thần hay còn gọi là lễ cúng hạ thủy thuyền.

Ngày nay, thuyền độc mộc trở thành một di sản vô cùng quý giá và cũng là phương tiện phục vụ du khách lướt quanh hồ Lắk thơ mộng, ngắm phong cảnh hữu tình với thảm thực vật phong phú của đại ngàn. Hình ảnh chiếc thuyền độc mộc mảnh mai trên mặt hồ trở thành nét đẹp văn hóa của người Mnông nơi đây.

Ông Nguyễn Anh Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện Lắk chia sẻ: Thuyền độc mộc là một loại thuyền truyền thống có lịch sử từ lâu đời của đồng bào Tây Nguyên. Đồng bào dân tộc Mnông sống ven hồ Lắk vẫn còn giữ nhiều chiếc thuyền độc mộc nhiều năm tuổi. Mỗi chiếc thuyền cũng chính là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của người chế tác. Ngoài tri thức dân gian được tích lũy về chọn lựa gỗ, quy trình chế tác, cách thức sử dụng, người Mnông huyện Lắk còn những nghi lễ, phong tục tập quán thể hiện cách ứng xử giữa con người với tự nhiên, rừng và sông nước.

Đồng bào Mnông ở buôn Jun, thị trấn Liên Sơn làm Lễ cúng hạ thủy thuyền độc mộc.
Đồng bào Mnông ở buôn Jun, thị trấn Liên Sơn làm Lễ cúng hạ thủy thuyền độc mộc

Vẹn nguyên bản sắc văn hóa

Buôn Jun, thị trấn Liên Sơn là một trong những buôn cổ bình yên, đậm văn hóa truyền thống của người Mnông R’lâm bên hồ Lắk. Dạo quanh buôn Jun, ngắm những nếp nhà sàn cổ xưa nằm san sát, có những ngôi nhà sàn vài chục năm tuổi, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa của người Mnông.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Y Luyết Ênuôl, Trưởng buôn Jun cho biết: Buôn hiện có 117 hộ, 450 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Mnông chiếm 95% dân số toàn buôn. Hiện nay, người dân buôn Jun còn khoảng 60 ngôi nhà sàn truyền thống, với kiến trúc độc đáo mang đậm văn hóa của người Mnông. Bên cạnh đó, còn gìn giữ nhiều bộ cồng chiêng quý, chóe cổ và hệ thống nghi lễ độc đáo. Đặc biệt, trong buôn còn 4 - 5 người am hiểu về lễ cúng và có 1 thầy cúng thực hành nhiều nghi thức cúng.

Từ hàng trăm năm trước, cộng đồng người Mnông R’lâm hội tụ về đây khai lập buôn làng. Hầu hết các buôn sống ven hồ Lắk có hơn 95% là người Mnông R’lâm. Dù các buôn sống quanh thị trấn Liên Sơn trong bán kính khoảng vài cây số, nhưng vẫn giữ vẻ đẹp nguyên sơ của cao nguyên đại ngàn.

Tương tự, nằm thấp thoáng bên cánh đồng lúa rộng lớn, xanh tốt, buôn cổ M’Liêng, xã Đắk Liêng lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người Mnông R’lâm. Bao đời nay, người dân trong buôn vẫn gắn bó với nguồn nước hồ Lắk và rừng thiêng. Nhiều cây cổ thụ trong buôn, trong đó có cây cổ thụ hơn 200 năm tuổi ngay đầu buôn cành lá sum suê luôn được người dân chung tay bảo vệ, chăm sóc. Những ngôi nhà sàn truyền thống nằm liền kề nhau càng làm buôn M’Liêng mang vẻ đẹp thanh bình, cổ kính.

Buôn Trưởng buôn M’Liêng Y Poan Buôn Krông chia sẻ: Kinh tế của bà con chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước là chính. Buôn M’Liêng hiện nay đang lưu giữ nghề dệt thổ cẩm, tổ chức một số lớp truyền dạy cồng chiêng. Tất cả các bộ cồng chiêng được Nhà nước hỗ trợ đều được lưu giữ tại nhà bảo tồn văn hóa cộng đồng.

Nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc là vốn quý, những năm trở lại đây, Ban Tự quản buôn, già làng và Người có uy tín trong buôn vẫn thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con tiếp tục duy trì, gìn giữ nét đẹp truyền thống để cho con cháu mai sau. Đặc biệt, dân làng cùng nhắc nhở nhau bảo tồn bản sắc dân tộc để làm du lịch cộng đồng…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Có một bản giao hưởng len lỏi trên những cung đường đá tai mèo, nơi chỉ có trời xanh vời vợi, những vạt nắng rớt xuống lưng chừng núi và những bước chân của đồng bào Mông luôn cao hơn mọi đỉnh núi cao nhất. Bản giao hưởng ấy không chỉ đến từ khèn, từ sáo... mà đến từ những vó ngựa gõ nhịp, từ tiếng lục lạc leng keng, từ tiếng lọc xọc trên bộ yên cương gỗ, đã bạc màu sương gió. Với người Mông, con ngựa không đơn thuần chỉ là con vật thồ hàng, mà nó còn mang trên lưng cả tâm tình, cả văn hóa, cả linh hồn của người Mông.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Media - BDT - 23 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Làng Sen 2025

Lễ hội Làng Sen 2025

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025. Chùa cò ở Trà Vinh. Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chuyện về những nông dân góp sức tạo diện mạo mới cho bản nghèo Suối Tút

Chuyện về những nông dân góp sức tạo diện mạo mới cho bản nghèo Suối Tút

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Suối Tút từng là một bản nghèo heo hút, cư dân sinh sống chủ yếu là người Dao ở xã Quang Chiểu, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hoá), song những năm gần đây tranh thủ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vươn lên của người dân nơi đây, bản Suối Tút đã khoác lên mình diện mạo mới.
Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 1 giờ trước
Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, luôn gắn kết trong sự hòa thuận, đoàn kết để xây dựng quê hương phát triển. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để kích động, gây rối nhằm phá hoại sự ổn định chính trị và trật tự xã hội. Nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của những thế lực này là cách để chúng ta nâng cao cảnh giác, bảo vệ sự bình yên của đất nước.
Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương; Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khẩn trương kiện toàn nhân sự, triển khai các quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Qua đó, sớm đưa bộ máy đi vào hoạt động bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Dân tộc - Tôn giáo - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Trong hành trình vượt qua đỉnh đèo Lò Xo huyền thoại, tiếng chuông chùa vang lên giữa vùng xa vắng khiến nhiều người bất ngờ. Chùa Khánh Linh trên đỉnh đèo như một điểm nhấn du lịch tâm linh cho du khách khi đi qua con đèo này.
Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Sinh sống tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk chứng kiến tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn diễn ra ở các địa bàn vùng sâu, gây ra nhiều hệ lụy đáng buồn. Vì vậy, 2 em Hoàng Thị Thủy và Lý Văn Lầu, dân tộc Mông, học sinh lớp 8, Trường PTDT nội trú THCS Krông Bông đã tự mày mò tìm hiểu và thiết kế xây dựng một dự án giáo dục giới tính, với mong muốn góp phần đẩy lùi tảo hôn trong đồng bào DTTS.
Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 1 giờ trước
Với tinh thần nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân ở xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã lan tỏa phong trào hiến đất mở đường, xây dựng các công trình dân sinh, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích đất hiến để mở đường nhiều nhất tỉnh Lạng Sơn.
Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Kinh tế - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Hiện 45ha lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang vào thời kỳ nuôi đòng, trổ bông. Thế nhưng do thiếu nước tưới, toàn bộ diện tích này đang đứng trước nguy cơ mất trắng!
Cảnh báo tai nạn từ thu hoạch hồ tiêu

Cảnh báo tai nạn từ thu hoạch hồ tiêu

Xã hội - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Ở nhiều tỉnh khu vực Tây Nguyên, vào mỗi mùa vụ thu hoạch hồ tiêu đã có hàng trăm trường hợp bị té ngã trong quá trình hái tiêu phải đến bệnh viện cấp cứu, điều trị với các tai nạn như gãy chân, gãy tay, gãy cột sống, thậm chí chấn thương sọ não...