Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Tuấn Trình - 18:34, 17/05/2024

Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Văn Quan đã tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện đồng bộ các loại quy hoạch, tạo không gian cho phát triển, đồng thời thu hút các nhà đầu tư
Văn Quan đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Ðầu tư trọng tâm và tầm nhìn quy hoạch

Văn Quan là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 97%, đây cũng là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh Lạng Sơn. Với mục tiêu đến năm 2030, Văn Quan là huyện phát triển, với mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình khá trở lên, với kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hạ tầng đô thị tương đối hoàn chỉnh... Để thực hiện được mục tiêu này, địa phương xác định công tác lập quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng, cần phải được ưu tiên thực hiện. Theo đó, những năm qua, UBND huyện Văn Quan đã tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện đồng bộ về quy hoạch tổng thể, tạo không gian, cơ chế cho phát triển, đồng thời thu hút các nhà đầu tư quan tâm, đầu tư vào các dự án của huyện.

Hiện nay, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã được tích hợp vào quy hoạch tỉnh năm 2030, trong đó đã phân định rõ các khu vực phát triển của huyện đi đôi với công tác vận động xúc tiến đầu tư các dự án lớn. Đối với quy hoạch đô thị, huyện đã hoàn thành quy hoạch chung và điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Văn Quan đến năm 2035.

Đối với quy hoạch Nông thôn, đã hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã Điềm He và xã Yên Phúc, huyện Văn Quan. Đến nay, đã có 11/16 xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới được UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền gồm các xã: Khánh Khê, Yên Phúc, Lương Năng, Tràng Phái, Tân Đoàn, Liên Hội, Bình Phúc, An Sơn, Điềm He, Trấn Ninh, Hữu Lễ; có 3/16 xã đang thẩm định, trình phê duyệt (gồm: Tri Lễ, Tú Xuyên, Hòa Bình); 02/16 xã (Đồng Giáp, Tràng Các) đã thực hiện lập đồ án quy chung nhưng không phê duyệt do lộ trình sáp nhập xã trong năm 2024 các xã Khánh Khê, Đồng Giáp và Tràng Các.

Hiện nay, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan đã được tích hợp vào quy hoạch tỉnh Lạng Sơn năm 2030
Hiện nay, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan đã được tích hợp vào quy hoạch tỉnh Lạng Sơn năm 2030

Trên cơ sở quy hoạch, huyện Văn Quan tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng; trong đó tập trung, ưu tiên nguồn vốn để đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục và cơ sở hạ tầng nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo.

Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện là 1.069 tỷ đồng (từ các nguồn vốn: Vốn Các Chương trình MTQG, vốn NSĐP tỉnh phân bổ, vốn NSĐP huyện quản lý, vốn hỗ trợ huyện thoát nghèo…). UBND huyện đã phân bổ để thực hiện 56 công trình giao thông, 14 công trình thủy lợi, 28 công trình Giáo dục và Đào tạo, 27 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (trạm y tế, nhà văn hóa, chợ…), 04 công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tạo quỹ đất phát triển và các công trình khác...

Bà Lương Mai Tú, Chủ tịch UBND huyện Văn Qua
Bà Lương Mai Tú, Chủ tịch UBND huyện Văn Quan chia sẻ thông tin với Báo Dân tộc và Phát triển

Những kết quả đáng khích lệ

Bà Lương Mai Tú, Chủ tịch UBND huyện Văn Quan cho biết: Với quyết tâm cao huyện đã quyết liệt chỉ đạo, điều hành và luôn chủ động, sáng tạo, ứng phó linh hoạt, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, Nghị quyết của tỉnh, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Nghị quyết của HĐND huyện về các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Đến nay, Huyện đã thực hiện đạt và vượt 18/18 các chỉ tiêu so với mục tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra, trong đó có số chỉ tiêu vượt cao như: Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) gia tăng đáng kể, từ 33 triệu đồng/người (năm 2020) lên 48 triệu đồng/người (năm 2023 tăng) 45,4%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,82% năm 2020 xuống còn 10,64% năm 2023; Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng từ 24.000 triệu đồng (năm 2020) lên trên 30.000 triệu đồng (năm 2023), tăng trên 25%. 

Số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã tăng từ 5/16 xã năm 2020 lên 16/16 xã năm 2023. Số trường học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, mức độ 2 tăng từ 18 trường năm 2020 lên 25 trường năm 2023.

Huyện cũng đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra đưa 01 xã Liên Hội đạt chuẩn NTM; xã Điềm He đạt chuẩn NTM nâng cao; nâng chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới trung bình toàn huyện đạt 12,25 tiêu chí/xã và chỉ tiêu NTM nâng cao đạt 5,5 tiêu chí/xã, có 08 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Những kết quả trên, là tiền đề để Văn Quan tiếp tục hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững; nâng cao đời sống người dân và ra khỏi danh sách các huyện nghèo vào năm 2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Với các hoạt động sôi nổi, hữu ích từ mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đã giúp các em học sinh DTTS nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về bình đẳng giới, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết… từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

Chiều ngày 1/7, tại tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình về tình hình công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Giữ nguồn nước mát cho buôn làng Tây Nguyên

Giữ nguồn nước mát cho buôn làng Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 23:28, 01/07/2024
Từ bao đời nay, đồng bào DTTS ở Gia Lai vẫn gìn giữ được không gian giọt nước mát ngọt cho buôn làng. Đây không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt mà còn là nơi dân làng cùng gặp gỡ, trò chuyện và thực hiện các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng.
Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Du lịch - Minh Nhật - 23:13, 01/07/2024
Theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố vào ngày 29/6, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón tổng cộng hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 60% so cùng kỳ năm 2023 và tăng nhẹ so cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 23:03, 01/07/2024
Với các hoạt động sôi nổi, hữu ích từ mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đã giúp các em học sinh DTTS nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về bình đẳng giới, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết… từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS và miền núi.
Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Trang địa phương - Minh Nhật - 22:55, 01/07/2024
Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ bảo tồn và khai thác bền vững 82 nguồn gene cây dược liệu quý hiếm, phát triển 25 cây dược liệu quý, đặc hữu với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những người góp sức bảo vệ môi trường biển ở Bình Định

Những người góp sức bảo vệ môi trường biển ở Bình Định

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 22:52, 01/07/2024
Với mong muốn góp chút công sức của mình giữ màu xanh cho biển, mỗi tuần, anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, Tổ trưởng lại cùng các thành viên trong Tổ bảo vệ san hô ở xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức các đợt lặn để vớt rác thải dưới vùng biển gần bờ. Công việc của các anh là tự nguyện, xuất phát từ tình yêu với biển nhằm bảo vệ rạn san hô quý hiếm và góp phần giữ sạch môi trường biển.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - Minh Nhật - 22:49, 01/07/2024
Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024 cho biết, đúng 8 giờ ngày 17/7 thí sinh sẽ biết điểm thi.
Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giáo dục - Ngọc Thu - 22:48, 01/07/2024
Vào năm học 2024 - 2025, các bộ sách giáo khoa sẽ giảm giá từ 9,6% - 11,2%. Đây là thông tin phấn khởi đối với học sinh, phụ huynh trước việc Nhà nước định giá sách giáo khoa (SGK) hợp lý. Với đội ngũ thầy cô giáo cũng vui lây vì sẽ có thêm cơ sở lựa chọn các bộ sách thực sự phù hợp, chất lượng để giảng dạy trong năm học mới.
Chính thức tăng lương từ hôm nay

Chính thức tăng lương từ hôm nay

Thời sự - Minh Thu - 22:42, 01/07/2024
Tăng lương cơ sở; mức lương hưu, trợ cấp BHXH; sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày... là những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7.
Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 22:34, 01/07/2024
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2024 sẽ bố trí nguồn kinh phí gần 36,5 tỷ đồng để cấp cho 3 công ty lâm nghiệp, nhằm trồng 443,92 ha rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
Đấu tranh ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Đấu tranh ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Sản phẩm - Thị trường - T. H - 22:32, 01/07/2024
Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.