Thời gian qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, huyện Nho Quan đã phát huy vai trò của Người có uy tín trong tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Từ phương pháp tuyên truyền và uy tín của mình, đội ngũ Người có uy tín đã giúp cử tri hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc bầu cử.
Người có uy tín -
Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai -
18:20, 22/04/2021 Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai luôn ý thức được vị trí, vai trò của mình, không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng. Trong đó, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần không nhỏ đưa tỉnh Lào Cai trở thành tỉnh phát triển vùng Tây Bắc.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Đội ngũ Người có uy tín tỉnh Yên Bái đã và đang thể hiện vai trò của mình trong việc vận động, tuyên truyền người dân đi bầu cử; đặt trọn niềm tin và sự kỳ vọng về những đại biểu của Nhân dân. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã gặp gỡ, trao đổi với một số Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Yên Bái để hiểu hơn về vấn đề này.
Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, những Người có uy tín trên địa bàn huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã có những đóng góp tích cực, đưa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Với 32 năm công tác trong bộ máy chính quyền và là Người có uy tín tại thôn Đồng Tâm, xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, ông Lưu Quang Mìn (1959), dân tộc Nùng luôn nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác, nhờ đó ông Mìn luôn được bà con tín nhiệm, nghe theo.
Điện Biên là địa bàn miền núi khó khăn với 19 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Những năm qua, để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng bản làng văn hóa, nông thôn mới nơi vùng cao biên giới, có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ Người có uy tín. Họ như “cây cao bóng cả” giữa đại ngàn, trở thành trung tâm đoàn kết các dân tộc, cùng nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc ở cơ sở.
Đồng bào DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa thường có điều kiện kinh tế-xã hội rất khó khăn, vì vậy, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào cần có những hình thức riêng biệt. Nhân ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lý Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về một số kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL trong vùng đồng bào DTTS.